Menu Đóng

Thư viện đáng nhớ

Việt Nam phong tục

18620346_1381535138579619_4931921106726412417_n

Việt Nam Phong Tục – Phan Kế Bính. Xuất bản năm: 1915

Đã hơn 100 năm kể từ ngày cuốn sách được xuất bản. Mang trong mình thứ ngôn ngữ của người xưa, rất nhiều từ ngữ đến ngày nay đã không còn thấy dùng, ấy vậy mà giờ đọc lại vẫn thấy sao đúng quá chừng, tiến bộ quá chừng. Vậy mới thấy thời đó mà đã có nhiều người mang trong mình tư tưởng tiến bộ, muốn mang văn minh nhân loại vào để khai sáng nhân dân, cách tân đất nước. Đáng kể đến như là Phan Bội Châu với phong trào Đông Du, Lương Văn Can với Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy nhiên bọn giặc xâm lược đâu dễ dàng để dân ta văn minh lên được, chúng nhanh tay đàn áp các phong trào tân học trong cả nước.

Ấy là thời giặc ngoại xâm, dân ta chìm trong ngu trí. Vậy mà thời buổi hòa bình như ngày nay, cái gì đang cản bước dân tộc ta tiếp cận với các tiến bộ nhân loại? Thật khó để có câu trả lời xác đáng, nhưng cũng xin đưa ra vài luận điểm để mọi người cùng nhìn nhận và xem xét:
1. Đó là lối tư duy theo văn hóa Á Đông, vĩ hòa di quý, không dám dấn thân, sợ thất bại, ngại học hỏi, để cao lý thuyết, lãng quên thực hành.
2. 1000 Bắc Thuộc, hơn trăm năm đế quốc ngoại xâm đã tàn phá toàn bộ nền văn minh nước nhà, những điều hay thì bị phá bỏ, chỉ còn lại đó là những hủ tục khiến dân chúng đi vào vũng lầy của sự lạc hậu, mê tín. Vậy thì làm sao mà vực dậy được.

18620346_1381535138579619_4931921106726412417_n

Là một người xuất thân từ nền giáo dục khoa cử Nho học nhưng không chọn quan trường làm con đường tiến thân, Phan Kế Bính lại sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và đi theo con đường làm báo, dịch thuật, biên khảo,… Đồng thời, ông cũng là một người có quan điểm đổi mới mạnh mẽ và công khai hưởng ứng Cuộc vận động Duy Tân thời bấy giờ.

Được hoàn thành vào năm 1915, Việt Nam phong tục là trước tác mang đậm tinh thần duy tân của Phan Kế Bính đồng thời cũng là công trình nổi bật nhất trong toàn bộ sự nghiệp của ông.

Ngay trong lời mở đầu, Phan Kế Bính đã trình bày một cách rõ ràng quan điểm cũng như mục đích của mình khi thực hiện cuốn sách, đó là “kê cứu cho biết cái nguyên ủy những cái phong tục của mình, và xem những tục mới có điều gì nên theo, thì bàn tham bác vào để chờ có khi mà thay đổi được chăng.”

Và cũng từ quan điểm đó, xuyên suốt tác phẩm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một sự phản biện mạnh mẽ, thẳng thắn và đôi lúc vô cùng cứng rắn của ông đối với những phong tục nhưng cũng là những điều “mắt trông thấy tai nghe tiếng” trong nội tại xã hội Việt Nam thời bấy giờ.

Sẽ là không chính xác nếu nói Việt Nam phong tục là một tác phẩm hoàn hảo trong lĩnh vực nghiên cứu và phản biện về văn hóa, xã hội và phong tục Việt Nam. Vẫn có những sai sót nhất định trong việc cung cấp thông tin và ở một số vấn đề, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi sự phiến diện và cực đoan trong phê phán.

Bất cứ một xã hội nào cũng đều có những thuộc tính, những biểu trưng riêng biệt mà theo thời gian, cùng với những biến động của thời cuộc và quy luật đào thải khắc nghiệt sẽ trở thành giá trị vĩnh cửu. Khi đặt bút viết nên Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính đồng thời cũng mang trong mình mong muốn đưa ra những gợi ý cụ thể cho việc lựa chọn đào thải hay bảo lưu lại những phong tục, tập quán của dân tộc.

Việc lựa chọn ấy chắc chắn phải dựa trên sự phát triển của đời sống xã hội cũng như cấu trúc của nền kinh tế. Một khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và tiến bộ hơn, những gì đã trở nên không còn phù hợp sẽ tự động bị đào thải. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi việc sai lệch trong nhận thức về văn hóa cha ông của các thế hệ sau dẫn đến sự chối bỏ cả những giá trị cao đẹp cần được gìn giữ và phát triển.

Chính vì vậy, việc cân nhắc loại bỏ hay bảo lưu những giá trị cũ để làm nền tảng cho văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển là một việc cần thiết hơn bao giờ hết. Thậm chí, ngay cả việc thay đổi những lề thói đã lỗi thời cũng cần đến một quá trình lâu dài.

Ngay từ đầu thế kỷ trước, Phan Kế Bính cũng đã ý thức được rất rõ điều này: “…cái tục cũ đã truyền nhiễm lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở.” Và ông cũng không quên lưu ý rằng “tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Vậy đâu là quốc túy của chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta không thể làm gì khác hơn là phải dụng công tìm tòi, suy ngẫm lại trong suốt sự phát triển và biến đổi trong đời sống dân tộc theo dòng chảy của lịch sử với địa vị của một công dân. Công dân của một quốc gia và công dân toàn cầu.

Cổ học tinh hoa

Image result for Cổ học tinh hoa

Xuất bản năm 1926 của Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân

Image result for Cổ học tinh hoa

Đồng Dao Việt Nam

Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em… Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.

Tuổi thơ của chúng ta, không ai là không lớn lên cùng những bài nói quen thuộc “Chi chi chành chành”, “Con vỏi con voi” hay “Kéo cưa lừa xẻ”…. Những bài đồng dao của các bà các mẹ ngày xưa không chỉ đơn thuần là những lời thơ vần điệu vui tai mà còn ẩn chứa trong đó rất nhiều giá trị giáo dục, dạy bé mẫu giáo biết đi ngủ sớm, biết tự mặc đồ hay biết lễ phép, vâng lời. Đối với trẻ sơ sinh, những bài đồng dao dễ thuộc mẹ đọc cho con còn giúp bé phát triển trí não, nhanh biết nói hơn.

Đồng dao không phải là một loại dân ca, mà chính là tài liệu bồi dưỡng cho lớp trẻ nhỏ. Từ xưa, ông cha ta không được học hành, không có trường lớp – nhất là các trường mẫu giáo. Vậy mà cha ông ta đã dạy cho bao nhiêu thế hệ trẻ em được trưởng thành, có kiến thức đa dạng, biết quan sát, biết yêu thương, hiểu được quê hương và lịch sử.

Đồng dao đúng là một kho tàng học thức bình dị, nhưng là vĩ đại. Ta không chỉ phải sưu tầm đồng dao như sưu tầm văn học dân gian, mà phải dùng nó để bồi dưỡng cho thế hệ trẻ.

Thành ngữ – Tục ngữ

Việt Nam Sử Lược

Image result for Việt Nam Sử Lược

Trần Trọng Kim soạn thảo năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971

Image result for Việt Nam Sử Lược

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Image result for Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch (1960)

Sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến những năm cuối cùng của thế kỉ thứ XVIII, bao trùm các lãnh vực chính trị, phong tục, tập quán, luật pháp…

Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam[1]. Bộ sách được viết theo thể “cương mục” của Chu Hi thời Tống, chia ra “cương” (phần tóm tắt gọn và sáng) và “mục” (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức.

Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… cùng các sách sử của Trung Quốc

Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm:

Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh
Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân
Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).
2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê
3 quyển chép về nhà Lý
5 quyển chép về nhà Trần
37 quyển chép về nhà Hậu Lê

Image result for Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

 


Tiền Biên 1 Hùng Vương, An Dương Vương, Triệu Đà
Tiền Biên 2 Thuộc Hán (111 tr. CN – 210)
Tiền Biên 3 Bắc thuộc (210 – 540)
Tiền Biên 4 Khởi nghĩa Lý Nam Đế (541) đến thuộc Đường (861)
Tiền Biên 5 Nhâm Ngọ, thuộc Đường (862) đến Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân
Chính Biên 1 Từ Mậu Thìn (968), Đinh Tiên Hoàng đến hết Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh
Chính Biên 2 Từ Mậu Thân (1008). Lê đế Long Đĩnh đến hết Kỷ Mão (1039), Lý Thái Tông
Chính Biên 3 Từ Canh Thìn (1040), Lý Thái Tông, năm Kiền phù hữu đạo thứ 2 đến Tân Mùi (1091), Lý Nhân Tông, năm Quảng Hựu thứ 7
Chính Biên 4 Từ Nhâm Thân (1092), Lý Nhân Tông năm Hội Phong thứ nhất đến Kỷ Tỵ (1149), Lý Anh Tông năm Đại Định thứ 10
Chính Biên 5 Từ năm Canh Ngọ (1150) Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định thứ 11 đến năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng, niên hiệu Thiên Chương hữu đạo thứ 2
Chính Biên 6 Từ Bính Tuất (1226), Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2, đến Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông, năm Nguyên Phong thứ 8
Chính Biên 7 Từ năm Kỷ Mùi, Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ 2 (1259) đến năm Bính Tuất, Trần Nhân Tông, niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1294)
Chính Biên 8 Từ Đinh Hợi (1287) Trần Nhân Tông, năm Trùng Hưng thứ 3 đến Đinh Tỵ (1307) Trần An Tông năm Hưng Long thứ 15
Chính Biên 9 Từ Mậu Thân, Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ 16 (1308), đến Kỷ Sửu, Trần Dụ Tông, năm Thiệu Phong thứ 9 (1349)
Chính Biên 10 Từ Canh Dần, Trần Dụ Tông, năm Thiệu Phong thứ 10 (1350) đến Quý Hợi, Trần Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 7 (1383)
Chính Biên 11 Từ Giáp Tí, Trần Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 8 (1384) đến Nhâm Ngọ, Hồ Hán Thương, năm Thiệu Thành thứ 2 (1402)
Chính Biên 12 Từ Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương năm Khai Đại thứ nhất, đến hết Đinh Dậu (1417), thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 15
Chính Biên 13 Từ Mậu Tuất (1418), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 1 đến Bính Ngọ (1426), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 9
Chính Biên 14 Từ tháng giêng đến tháng 12, Đinh Mùi (1427), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 10
Chính Biên 15 Từ Mậu Thân, Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) đến Quý Sửu, Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 6 (1433)
Chính Biên 16 Từ Giáp Dần, Lê Thái Tông, năm Thiệu Bình thứ 1 (1434) đến Bính Thìn, năm Thiệu Bình thứ 3 (1436)
Chính Biên 17 Từ Đinh Tị, Lê Thái Tông, năm Thiệu Bình thứ 4 (1437) đến Đinh Mão, Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 5 (1447)
Chính Biên 18 Từ Mậu Thìn, Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 6 (1448) đến Kỷ Mão, Lê Nhân Tông, năm Diên Ninh thứ 6 (1459)
Chính Biên 19 Từ Canh Thìn, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ nhất (1460) đến Ất Dậu, Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 6 (1465)
Chính Biên 20 Từ Bính Tuất, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đến tháng 9 mùa thu, năm Đinh Hợi, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 8 (1467)
Chính Biên 21 Từ tháng 10 mùa đông năm Đinh Hợi, Quang Thuận thứ 8 (1467) đến năm Canh Dần, Hồng Đức nguyên niên (1470) đời Lê Thánh Tông
Chính Biên 22 Từ Tân Mão, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) đến Giáp Ngọ, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 5 (1474)
Chính Biên 23 Từ Ất Mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đến Giáp Thìn, năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông
Chính Biên 24 Từ Ất Tỵ, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 16 (1485) đến Kỷ Mùi, Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 2 (1499)
Chính Biên 25 Từ Canh Thân, Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 3 (1500) đến Kỷ Tỵ, Lê Uy Mục đế năm Đoan Khánh thứ 5 (1509)
Chính Biên 26 Từ Canh Ngọ, Lê Tương Dực đế, Năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) đến Kỷ Mão, Lê Chiêu Tông, Năm Quang Thiệu thứ 4 (1519)
Chính Biên 27 Từ Canh Thìn, Lê Chiêu Tông, năm Quang Thiệu thứ 5 (1520) đến Mậu Thân, Lê Trang Tông, năm Nguyên Hòa thứ 16 (1548)
Chính Biên 28 Từ Kỷ Dậu, Lê Trung Tông, năm Thuận Bình thứ 1 (1549) đến Nhâm Thân, Lê Anh Tông năm Hồng Phúc thứ 1 (1572)
Chính Biên 29 Từ Quý Dậu, Lê Anh Tông, năm Hồng Phúc thứ 2 (1573) đến Nhâm Thìn, Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 15 (1592)
Chính Biên 30 Từ Quý Tỵ, năm Quang Hưng thứ 16 (1593 ) đến Kỷ Hợi, năm Quang Hưng thứ 22 (1599) đời Lê Thế Tông
Chính Biên 31 Từ Canh Tý, Lê Kính Tông, năm Thận Đức thứ nhất (1600 ) đến Quý Mùi, Lê Thần Tông, năm Dương Hòa thứ 9 (1643)
Chính Biên 32 Từ Canh Thân, Lê Chân Tông, năm Phúc Thái thứ 2 (1644), đến Nhâm Dần, Lê Thần Tông, năm Vạn Khánh thứ nhất (1662)
Chính Biên 33 Từ Quý Mão, Lê Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đến Ất Mão, Lê Gia Tông, năm Đức Nguyên thứ hai (1675)
Chính Biên 34 Từ Bính Thìn, Lê Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) đến Ất Dậu, Lê Hy Tông, năm Chính Hòa thứ 26 (1705)
Chính Biên 35 Từ Bính Tuất, Lê Dụ Tông, năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) đến Tân Sửu, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 2 (1721)
Chính Biên 36 Từ Nhâm Dần, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 3 (1722) đến Đinh Mùi, năm Bảo Thái thứ 8 (1727)
Chính Biên 37 Từ Mậu Thân, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 9 (1728) đến Ất Mão, Lê Thuần Tông, năm Long Đức thứ 4 (1735)
Chính Biên 38 Từ Bính Thìn, Lê Ý Tông, năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đến Canh Thân, năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740)
Chính Biên 39 Từ Tân Dậu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) đến Quý Hợi, năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743)
Chính Biên 40 Từ Giáp Tý, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744) đến Kỷ Tỵ, năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749)
Chính Biên 41 Từ Canh Ngọ, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750) đến Bính Tý, năm Cảnh Hưng thứ 17 (1756)
Chính Biên 42 Từ Đinh Sửu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757) đến Bính Tuất, năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766)
Chính Biên 43 Từ Đinh Hợi, Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767) đến Tân Mão, năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771)
Chính Biên 44 Từ Nhâm Thìn, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772) đến Bính Thân, năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776)
Chính Biên 45 Từ Đinh Dậu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 38 (1771) đến Nhâm Dần, năm Cảnh Hưng thứ 43 (1782)
Chính Biên 46 Từ Quý Mão, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), đến Bính Ngọ, năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786)
Chính Biên 47 Từ Đinh Mùi, năm Chiêu Thống thứ nhất (1787) đến Kỷ Dậu, n

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

ToanThu

Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo (1272 – 1697), Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992), Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993)

ToanThu

Hoàng Lê nhất thống chí

Image result for Hoàng Lê nhất thống chí

Tiểu thuyết lịch sử của Ngô gia văn phái (Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm…) sáng tác đầu thế kỷ 19

Image result for Hoàng Lê nhất thống chí

Truyện Kiều

Nguyễn Du sáng tác khoảng cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19