Menu Đóng

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch (1960)

Sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến những năm cuối cùng của thế kỉ thứ XVIII, bao trùm các lãnh vực chính trị, phong tục, tập quán, luật pháp…

Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam[1]. Bộ sách được viết theo thể “cương mục” của Chu Hi thời Tống, chia ra “cương” (phần tóm tắt gọn và sáng) và “mục” (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức.

Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… cùng các sách sử của Trung Quốc

Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm:

Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh
Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân
Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).
2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê
3 quyển chép về nhà Lý
5 quyển chép về nhà Trần
37 quyển chép về nhà Hậu Lê

Image result for Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

 


Tiền Biên 1 Hùng Vương, An Dương Vương, Triệu Đà
Tiền Biên 2 Thuộc Hán (111 tr. CN – 210)
Tiền Biên 3 Bắc thuộc (210 – 540)
Tiền Biên 4 Khởi nghĩa Lý Nam Đế (541) đến thuộc Đường (861)
Tiền Biên 5 Nhâm Ngọ, thuộc Đường (862) đến Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân
Chính Biên 1 Từ Mậu Thìn (968), Đinh Tiên Hoàng đến hết Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh
Chính Biên 2 Từ Mậu Thân (1008). Lê đế Long Đĩnh đến hết Kỷ Mão (1039), Lý Thái Tông
Chính Biên 3 Từ Canh Thìn (1040), Lý Thái Tông, năm Kiền phù hữu đạo thứ 2 đến Tân Mùi (1091), Lý Nhân Tông, năm Quảng Hựu thứ 7
Chính Biên 4 Từ Nhâm Thân (1092), Lý Nhân Tông năm Hội Phong thứ nhất đến Kỷ Tỵ (1149), Lý Anh Tông năm Đại Định thứ 10
Chính Biên 5 Từ năm Canh Ngọ (1150) Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định thứ 11 đến năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng, niên hiệu Thiên Chương hữu đạo thứ 2
Chính Biên 6 Từ Bính Tuất (1226), Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2, đến Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông, năm Nguyên Phong thứ 8
Chính Biên 7 Từ năm Kỷ Mùi, Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ 2 (1259) đến năm Bính Tuất, Trần Nhân Tông, niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1294)
Chính Biên 8 Từ Đinh Hợi (1287) Trần Nhân Tông, năm Trùng Hưng thứ 3 đến Đinh Tỵ (1307) Trần An Tông năm Hưng Long thứ 15
Chính Biên 9 Từ Mậu Thân, Trần Anh Tông, năm Hưng Long thứ 16 (1308), đến Kỷ Sửu, Trần Dụ Tông, năm Thiệu Phong thứ 9 (1349)
Chính Biên 10 Từ Canh Dần, Trần Dụ Tông, năm Thiệu Phong thứ 10 (1350) đến Quý Hợi, Trần Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 7 (1383)
Chính Biên 11 Từ Giáp Tí, Trần Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 8 (1384) đến Nhâm Ngọ, Hồ Hán Thương, năm Thiệu Thành thứ 2 (1402)
Chính Biên 12 Từ Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương năm Khai Đại thứ nhất, đến hết Đinh Dậu (1417), thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 15
Chính Biên 13 Từ Mậu Tuất (1418), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 1 đến Bính Ngọ (1426), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 9
Chính Biên 14 Từ tháng giêng đến tháng 12, Đinh Mùi (1427), Bình Định vương Lê Lợi năm thứ 10
Chính Biên 15 Từ Mậu Thân, Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) đến Quý Sửu, Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 6 (1433)
Chính Biên 16 Từ Giáp Dần, Lê Thái Tông, năm Thiệu Bình thứ 1 (1434) đến Bính Thìn, năm Thiệu Bình thứ 3 (1436)
Chính Biên 17 Từ Đinh Tị, Lê Thái Tông, năm Thiệu Bình thứ 4 (1437) đến Đinh Mão, Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 5 (1447)
Chính Biên 18 Từ Mậu Thìn, Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 6 (1448) đến Kỷ Mão, Lê Nhân Tông, năm Diên Ninh thứ 6 (1459)
Chính Biên 19 Từ Canh Thìn, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ nhất (1460) đến Ất Dậu, Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 6 (1465)
Chính Biên 20 Từ Bính Tuất, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đến tháng 9 mùa thu, năm Đinh Hợi, Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 8 (1467)
Chính Biên 21 Từ tháng 10 mùa đông năm Đinh Hợi, Quang Thuận thứ 8 (1467) đến năm Canh Dần, Hồng Đức nguyên niên (1470) đời Lê Thánh Tông
Chính Biên 22 Từ Tân Mão, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) đến Giáp Ngọ, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 5 (1474)
Chính Biên 23 Từ Ất Mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đến Giáp Thìn, năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông
Chính Biên 24 Từ Ất Tỵ, Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 16 (1485) đến Kỷ Mùi, Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 2 (1499)
Chính Biên 25 Từ Canh Thân, Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 3 (1500) đến Kỷ Tỵ, Lê Uy Mục đế năm Đoan Khánh thứ 5 (1509)
Chính Biên 26 Từ Canh Ngọ, Lê Tương Dực đế, Năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) đến Kỷ Mão, Lê Chiêu Tông, Năm Quang Thiệu thứ 4 (1519)
Chính Biên 27 Từ Canh Thìn, Lê Chiêu Tông, năm Quang Thiệu thứ 5 (1520) đến Mậu Thân, Lê Trang Tông, năm Nguyên Hòa thứ 16 (1548)
Chính Biên 28 Từ Kỷ Dậu, Lê Trung Tông, năm Thuận Bình thứ 1 (1549) đến Nhâm Thân, Lê Anh Tông năm Hồng Phúc thứ 1 (1572)
Chính Biên 29 Từ Quý Dậu, Lê Anh Tông, năm Hồng Phúc thứ 2 (1573) đến Nhâm Thìn, Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 15 (1592)
Chính Biên 30 Từ Quý Tỵ, năm Quang Hưng thứ 16 (1593 ) đến Kỷ Hợi, năm Quang Hưng thứ 22 (1599) đời Lê Thế Tông
Chính Biên 31 Từ Canh Tý, Lê Kính Tông, năm Thận Đức thứ nhất (1600 ) đến Quý Mùi, Lê Thần Tông, năm Dương Hòa thứ 9 (1643)
Chính Biên 32 Từ Canh Thân, Lê Chân Tông, năm Phúc Thái thứ 2 (1644), đến Nhâm Dần, Lê Thần Tông, năm Vạn Khánh thứ nhất (1662)
Chính Biên 33 Từ Quý Mão, Lê Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đến Ất Mão, Lê Gia Tông, năm Đức Nguyên thứ hai (1675)
Chính Biên 34 Từ Bính Thìn, Lê Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) đến Ất Dậu, Lê Hy Tông, năm Chính Hòa thứ 26 (1705)
Chính Biên 35 Từ Bính Tuất, Lê Dụ Tông, năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) đến Tân Sửu, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 2 (1721)
Chính Biên 36 Từ Nhâm Dần, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 3 (1722) đến Đinh Mùi, năm Bảo Thái thứ 8 (1727)
Chính Biên 37 Từ Mậu Thân, Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 9 (1728) đến Ất Mão, Lê Thuần Tông, năm Long Đức thứ 4 (1735)
Chính Biên 38 Từ Bính Thìn, Lê Ý Tông, năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đến Canh Thân, năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740)
Chính Biên 39 Từ Tân Dậu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) đến Quý Hợi, năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743)
Chính Biên 40 Từ Giáp Tý, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744) đến Kỷ Tỵ, năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749)
Chính Biên 41 Từ Canh Ngọ, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750) đến Bính Tý, năm Cảnh Hưng thứ 17 (1756)
Chính Biên 42 Từ Đinh Sửu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757) đến Bính Tuất, năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766)
Chính Biên 43 Từ Đinh Hợi, Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767) đến Tân Mão, năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771)
Chính Biên 44 Từ Nhâm Thìn, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772) đến Bính Thân, năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776)
Chính Biên 45 Từ Đinh Dậu, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 38 (1771) đến Nhâm Dần, năm Cảnh Hưng thứ 43 (1782)
Chính Biên 46 Từ Quý Mão, Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), đến Bính Ngọ, năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786)
Chính Biên 47 Từ Đinh Mùi, năm Chiêu Thống thứ nhất (1787) đến Kỷ Dậu, n