K h â m Đ ị n h V i ệ t S ử T h ô n g G i á m C ư ơ n g M ụ c
Chính Biên
Quyển thứ XLVII
Từ Đinh Mùi, năm Chiêu Thống thứ nhất (1787) đến Kỷ Dậu, năm Chiêu Thống thứ 3 (1789) đời Lê Mẫn Đế, gồm ba năm.
Đinh Mùi, Lê Mẫn Đế, năm Chiêu Thống thứ nhất (1787). (Thanh, năm Càn Long thứ 52).
Tháng giêng, mùa xuân. Làm lễ tế giao.
Theo thể lệ cũ, khi tế giao, xa giá nhà vua từ cửa Đại Hưng đi ra. Mở, đóng cửa này, do viên phủ doãn Phụng Thiên giữ chìa khóa.
Bấy giờ Nguyễn Bá Lan làm phủ doãn, theo ngự giá, nhưng đi sau. Kịp khi nhà vua về cung [phải chờ chìa khóa] hồi lâu không vào được. Triều thần muốn trị tội Bá Lan, nhưng nhà vua đặc cách tha cho.
Lời chua-Nguyễn Bá Lan: Người Cổ Linh3689 , huyện Gia Lâm, đỗ tiến sĩ khoa Ất Tỵ (1785) niên hiệu Cảnh Hưng.
Truy tôn hoàng khảo là cố thái tử3690 làm Hựu Tông hoàng đế, tôn mẹ là Nguyễn Thị làm hoàng thái hậu.
Tháng 2. Dùng Phan Lê Phiên làm bình chương sự; Trương Đăng Quỹ, Uông Sĩ Điển và Trần Công Xán làm đồng bình chương sự; Phạm Đình Dữ và Nguyễn Huy Trạc làm tham tri chính sự; Nguyễn Đình Giản làm phó đô ngự sử.
Nguyễn Hữu Chỉnh, sau khi đắc chí, dần dần tự mãn và kiêu căng. Nhà vua cho rằng vận nước đang gặp bước gian nan, nên đối với những việc bổ nhiệm quan chức và sắp đặt chính sự, phần nhiều cũng chiều theo ý cầu xin của Chỉnh.
Bọn Lê Phiên vì là chỗ ngày thường vốn thân thiết với Chỉnh, còn Sĩ Điển thì, trước kia, đầu hàng, nộp cho Chỉnh quả ấn binh bộ mà mình quản lãnh, vì vậy cũng được Chỉnh tin. Bấy giờ những người trên đây đều được tham dự chính quyền quan trọng là do ý muốn cắt đặt của Chỉnh cả.
Trước kia, Nguyễn Đình Giản nói với Trịnh Bồng, cực lực vạch trần Hữu Chỉnh về tội rước ngoại binh đến lật đỗ nước nhà. Rồi Đình Giản thề rằng không chịu cùng sống với Chỉnh, xin trở về Thanh Hoa mộ quân để diệt thù cho nước. Dư luận tỏ ý khen lòng hăng hái của Đình Giản, nhưng Trịnh Bồng không cho phép. Đến đây, Chỉnh sợ không được người nước dung thứ, nên muốn dùng Đình Giản để thu phục lòng người, bèn sai mời Đình Giản bằng những lời lẽ rất khiêm tốn nhũn nhặn. Đình Giản nhận lời mời, vào kinh, được trao cho chức này.
Từ đây, uy quyền quá lừng lẫy, Chỉnh kéo bà con bè đảng, cắt đặt chia giữ các chức ở trong kinh đô và ngoài các trấn, việc gì cũng tự Chỉnh chuyên quyền quyết định cả. Chỉnh lại mở phủ cho co là Hữu Du ở tại phía đông dinh mình, bắt chước như lối chúa Trịnh xưa cho thế tử ra ở phủ riêng. Chỉnh kiêu ngạo lấn lướt, làm cho nhà vua dần dần phát chán.
Nhà vua bí mật bàn với bọn nội hàn Ngô Vi Quý: định vời Chỉnh vào hầu nơi tiện điện3691 , bàn việc, rồi nhân dịp, đánh thuốc độc để giết đi. Một hôm, Vũ Trinh vào ra mắt, được nhà vua cho biết về việc này. Trinh cả sợ, nói: “Ai bày chước này cho bệ hạ thế? Tôi trộm lấy làm nguy đấy! Vì nay cường địch đang bức bách lăng loàn, những tin báo động ở nơi biên cương còn đang dồn dập gấp rút, triều đình chưa được hòa thuận, lòng người chưa được yên. Đáng lý ra bệ hạ nên dựa vào Chỉnh, dùng làm nanh vuốt, chứ sao lại bắt bóng dè chừng, chưa thấy hành tích lộ liễu, đã chực vội giết cường thần. Muôn một những kẻ dưới quyền của Chỉnh nỗi lên gây biến thì xã tắx sẽ ra sao?”. Nhà vua bừng tỉnh và thôi làm việc đã định.
Chỉnh mong manh biết chuyện, từ đó, luôn bỏ cả lể triều yết nhà vua, buông thả cho những kẻ môn hạ muốn làm gì thì làm. Hào kiệt bốn phương do đó thất vọng. Đâu cũng nhộn nhạo nỗi dậy, chẳng ai là không nêu cao danh nghĩa giết Nguyễn Hữu Chỉnh, nối lại dòng họ chúa Trịnh.
Lời phê-Tình thế đã đến như thế này, còn cứ nương tựa vào Chỉnh là thằng giặc tráo trở, lật lọng, khác nào chất củi lên giàn lửa thì còn phút nào được yên! Nhưng, các bầy tôi nhà Lê bây giờ không còn một ai là đáng nương cậy, ấy cũng đáng thẹn lắm lắm. Lời chua-Nguyễn Huy Trạc: Người Đan Nhiễm3692 , huyện Văn Giang.
Nguyễn Đình Giản: Người Vĩnh Trị3693 , huyện Hoằng Hóa. Cả hai đều đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1769) niên hiệu Cảnh Hưng.
Phạm Đình Dữ: Người Kim Đôi3694 , huyện Vũ Giàng, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) niên hiệu Cảnh Hưng.
Ngô Vi Quý: Người Tả Thanh Oai3695 , huyện Thanh Oai.
Vũ Trinh: Người Xuân Quan3696 , huyện Lang Tài, Quý và Trinh đều đỗ hương cống.
Tháng 3. Lại mở chế khoa.
Nguyễn Hữu Chỉnh tâu xin nhà vua phỏng theo lối thi sĩ tử bằng mười khoa do Tư Mã Quang đời Tống đã đặt, đặc cách mở chế khoa, sai triều thần từ tam phẩm trở lên ai nấy được đề cử người mình biết rõ, rồi cho vào cả sân rồng, làm bài đối sách. Bấy giờ có đến vài trăm người ứng thí. Nhà vua ban cho Trần Bá Lãm và Nguyễn Gia Cát được đỗ chế khoa xuất thân, ân điển cũng ngang như tiến sĩ. Lại cất nhắc Nguyễn Huy Túc và Nhữ Công Vũ lên bậc tiến triều, còn thi bổ chức viên ngoại lang, tri châu hay tri huyện. Thế là những người có tài học đều được cất dùng.
Bấy giờ nhà vua rất yêu chuộng văn học: cứ sáu ngày một lần cho giảng sách ở tòa Kinh Diên và một ngày một lần cho làm giảng sách ở viện Nội Hàn. Cung phụng Bùi Dương Lịch lại càng được vua yêu, ưu đãi hơn cả. Nhà vua thường vời Dương Lịch vào trong nội, giảng giải nghĩa sách và bàn luận văn chương không hề trễ nải.
Lời chua-Trần Bá Lãm: Người Vân Canh3697 , huyện Từ Liêm.
Nguyễn Gia Cát: Người Xuân Cầu3698 , huyện Văn Giang.
Nguyễn Huy Túc: Người Kim Lũ3691 , huyện Thanh Trì.
Nhữ Công Vũ: Người Hoạch Trạch, huyện Đường An3700 .
Lối thi sĩ tử bằng mười khoa: Theo Cương mụa tục biên [Trung Quốc] thì năm Nguyên Hựu thứ 1 (1086) đời Tống Triết Tông, Tư Mã Quang xin đặt mười khoa để kén nho sĩ.
1. Có nết, có nghĩa một cách thuần tý và vững vàng, đáng làm thầy, nêu gương mẫu.
2. Có tiết tháo, chân phương, ngay thẳng, có thể giữ việc dâng lời can ngăn.
3. Có mưu trí và sức khỏe hơn người, có thể dùng làm tướng soái.
4. Thông minh, công bằng, ngay thẳng, có thể làm việc giám ty3701 .
5. Tinh thông học thuật kinh sử, có thể dùng vào việc hầu vua giảng sách, đọc văn.
6. Học nhiều, biết rộng, có thể dùng làm cố vấn.
7. Văn chương vừa điển nhã, vừa đẹp đẽ, có thể làm việc trứ thuật.
8. Khéo xét xử hình ngục và kiện tụng, hết sức công bằng. tìm được sự thật.
9. Có tài về việc làm tài chính và phú thuế, khiến cho công và tư đều được tiện lợi.
10.Có kinh nghiệm, lão luyện về luật lệ và pháp lệnh, có thể xét đoán việc luận tội.
Mười điều trên đây điều được vua Tống ban chiếu nghe lời.
Lời phê-Người Tống phần nhiều háo danh, không có sự thật. Sao lại bắt chước? Thu vét đồ đồng ở đền chùa các lộ để đúc tiền.
Kho tàng rỗng tuếch, không đủ tiếp tế đều đều mọi sự cần dùng cho việc quân. Các mỏ đồng ờ thượng du lại bị thổ ty cản trở, thành thử không thu nộp được như trước. Hữu Chỉnh tâu xin thu vét hết tượng đồng ở đền chùa các lộ đem về kinh đô để đúc tiền “Chiêu Thống thông bảo”.
Tháng 4, mùa hạ. Nguyễn Văn Nhạc xưng đế3702 ở Quy Nhơn.
Nguyễn Văn Nhạc, sau khi từ Thăng Long về3703 , tự xưng là hoàng đế, đóng ở Quy Nhơn, phong em là Văn Huệ làm Bắc bình vương, đóng ở Thuận Hóa, giữ từ Quãng Nam trở ra Bắc; Văn Lữ làm Đông định vương, giữ Gia Định.
Lời chua-Quy Nhơn: Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 36 (Chb. XLIV, 24).
Thuận Hóa: Xem Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (Chb. XXI, 17, 23, 24).
Gia Định: Đất Thủy Chân Lạp xưa.
Nguyễn Văn Huệ sai tướng là Vũ Văn Nhậm đóng giữ Nghệ An.
Trước kia, Văn Nhạc về Nam, để tướng là Nguyễn Duệ ở lại trấn giữ Nghệ An. Kịp khi Văn Huệ có hiềm khích với Văn Nhạc, dùng binh lực đánh lẫn nhau, Duệ tự cho mình là tướng cũ của Văn Nhạc, e bị Văn Huệ làm hại, nên ngầm cấu kết với cựu tham nghị Nguyễn Đình Viện, sai lén tư thông với Hữu Chỉnh, hẹn cùng nhau chung sức để đánh Văn Huệ, sau khi công việc xong xuôi, sẽ giao trả Nghệ An (cho Hữu Chỉnh), mãi mãi kết tình láng giềng thân thiện với nhau.
Đình Viện đến cửa cung khuyết, nói ý đó với Hữu Chỉnh. Hữu Chỉnh chần chừ không trả lời.
Duệ sợ mưu ấy tiết lộ, bèn dặn Đình Viện đóng giữ Nghệ An, còn mình thì đi đường tắt trốn về với Văn Nhạc.
Nguyễn Thuyên bộ tướng của Duệ, ở Sa Nam, không theo Duệ, trở đánh Đình Viện. Viện cô thế, cùng các con là Ngọc Liễn, Ngọc Triệu, Ngọc Chấn và rễ là Thiều Tôn Hiệp đều chiến đấu mà chết.
Văn Huệ thôi vây Văn Nhạc, rồi từ Quy Nhơn kéo quân về, sai người vời Hữu Chỉnh, nhưng Chỉnh từ chối không đến, lấy cớ rằng bốn trấn chưa yên. Văn Huệ cả giận, sai Vũ Văn Nhậm tiết chế các quân thủy và bộ, kéo ra đóng giữ Nghệ An; mộ binh lính, thu lương thực để tính việc lấy Bắc Hà.
Lời chua-Nguyễn Đình Viện: Người Mỹ Dụ, huyện Hưng Nguyên3704 đỗ hương cống.
Nguyễn Ngọc Liên: Đỗ hương cống, con Nguyễn Đình Viện.
Sa Nam: Tên xã, thuộc huyện Nam Đường3705 , tỉnh Nghệ An.
Sai bọn hoàng thân đại tông chánh Duy Hiên, đồng bình chương sự Trần Công Xán và Hộ khoa cấp sự trung Ngô Nho đi sứ Tây Sơn.
Trước kia, Văn Huệ và Văn Nhạc dấy quân đánh nhau, nhà vua muốn nhân kẻ hở đó, thu phục lấy Nghệ An. Hữu Chỉnh vì cớ vợ con đều bị Văn Huệ giữ lại, nên chuyển ý chủ hòa. Nhà vua bèn sai sứ đem thư vào nói với Văn Huệ: Nghệ An là đất căn bản của sự nghiệp trung hưng, phần nhiều tướng mạnh binh rồng đều ra từ đó. Nếu một sớm bổng gạt ra ngoài mà bỏ đi thì cố nhiên là điều không nỡ làm. Vậy nên yêu cầu Văn Huệ trả lại đất Nghệ An ấy. Triều đình bàn việc lựa người làm sứ giả, nhưng khó có ai.
Trần Công Xán, trước kia, là thầy học của Chỉnh. Khi Văn Huệ đến Thăng Long, Chỉnh đã dẫn Công Xán đến yết kiến, khi nói chuyện, được Văn Huệ rất vừa ý. Đến đây, Công Xán kiên quyết xin đi. Ngô Nho được cử đi cùng. Khi đến nơi, Văn Huệ xem thư, cả giận, hỏi đi vặn lại mãi, cuối cùng Công Xán vẫn không chịu khuất. Văn Huệ bèn giam bọn Duy Hiên và Công Xán vào ngục, sau đó ra lệnh cho trầm hà rồi báo cáo là khi sứ bộ quay về, thuyền đắm, chết đuối.
Lời chua-Duy Hiên: Con thứ sáu của Lê Ý Tông và là ông chú (tụng tố thúc) của nhà vua.
Ngô Nho: Người Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên3706 , đỗ tiến sĩ khoa Ất Tỵ (1785) niên hiệu Cảnh Hưng.
Mồng 1, tháng 5. Nhật thực. Ban ngày sầm tối lại.
Chiều hôm ấy có nhật thực, đang ban ngày mà sầm tối lại, tinh tú xuất hiện.
Dương Trọng Khiêm bị giết.
Trước kia, Trọng Khiêm từ Bình Vọng chạy đi Lạc Đạo, cùng với cháu là Dương Vân và môn sinh là Nguyễn Mậu Nễ mộ quân ở Gia Lâm, đắp lũy từ Như Kinh đến Phú Thị, chia quân đóng giữ. Trọng Khiêm lại truyền hịch đi các huyện hẹn nhau cùng khôi phục cơ nghiệp chúa Trịnh. Hữu Chỉnh sai tướng
là bọn Hoàng Viết Tuyển đi đánh. Viết Tuyển lùa quân rầm rộ tiến lên, bốn mặt cùng bắn vào quân Trọng Khiêm. Bị bại trận, Trọng Khiêm đang đêm lẫn trốn, bị dân xã Ngọc Xá ở ấp bên cạnh bắt được, giải đến kinh đô. Nhà vua hạ chiếu kể tội Trọng Khiêm, đại lược nói: “Làm tôi mà phản vua, thì suốt vòng trời đất không đâu dong tha được; tội danh nó là giặc, thì người trong nước ai cũng có quyền giết đi”. Rồi sai bắt Trọng Khiêm làm tù binh đem dâng ở nhà thái học, giết chết.
Lời chua-Lạc Đạo, Như Kinh, Phú Thị: Đều là tên xã, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh3707 .
Ngọc Xá: Tên xã, nay đỗi Yên Xá, thuộc huyện Cẩm Giàng3708 .
Tháng 7, mùa thu. Tôn miếu hiệu vua Hiển Tông.
Tôn đặt tên thụy hoàng tổ khảo3709 là Vĩnh hoàng đế, miếu hiệu là Hiển Tông. Có người nói: nên đợi đến lúc đem thờ vào thái miếu, bấy giờ hãy đặt miếu hiệu. Phan Lê Phiên nói: “Việc nước bấy giờ chưa biết còn sẽ chuyển biến ra sao. Chính nhằm lúc này nên hãy cứ đặt miếu hiệu tiên đế cho được ổn định đi thôi”. Do đấy sự bàn đặt miếu hiệu mới được quyết định, tâu xin nhà vua đứng làm.
Lời phê-Lời (của Phan Lê Phiên) rất đau đớn tha thiết! Tháng tám. Nguyễn Hữu Chỉnh đánh nhau với Hoàng Phùng Cơ ở xã Đại Phùng: bắt được Phùng Cơ, giết chết.
Phùng Cơ ở Sơn Tây, mưu toan cất quân vào bảo vệ kinh thành, bèn truyền hịch đi các lộ Quảng, Quốc, nêu rõ danh nghĩa dấy quân để giết Hữu Chỉnh.
Hữu Chỉnh sai tướng là Nguyễn Duật đón đánh ở xã Đại Phùng, còn mình thì quản đốc đại quân đi tiếp chiến. Phùng Cơ giao phong với Nguyễn Duật. Duật kéo quân rút lui. Con Phùng Cơ là Gia, khuyên Phùng Cơ nên nhân đà thắng lợi, ruổi thẳng đến kinh thành; nhưng Phùng Cơ không nghe, nói: “Việc bắt Hữu Chỉnh, ta coi cũng như bắt một con nít thôi. Hãy tạm nghĩ, rồi đuổi cũng chưa muộn nào”. Duật chạy được nửa đường, ngoái nhìn không thấy quân Phùng Cơ đuổi theo, liền thu quân, dàn thành trận thế mà tiến lên trước. Quân Phùng Cơ đương ăn, không kịp trở tay, đã tan chạy. Phùng Cơ cùng với con trai, trơ trọi trên mình voi, cố sức chiến đấu, bị quân của Duật bao vây khắp bốn mặt. Hữu Chỉnh lại ập đến, phất cờ thúc quân Thiết đột bắn tập trung vào Phùng Cơ. Từ trên bành voi nhào xuống, Phùng Cơ bị bắt và điệu về kinh đô. Khi sắp đem chém, nhà vua cho rằng Phùng Cơ, trước kia, có công đánh lui Mậu Nễ, nên cho Phùng Cơ được uống thuốc độc chết.
Lời phê-Hoàng Phùng Cơ cũng là đồ tráo trở đó thôi, sao gọi là danh tướng3710 được?. Lời chua-Nguyễn Duật: Người Nộn Liễu3711 , huyện Nam Đường.
Đại Phùng3712 : Tên xã, thuộc huyện Đan Phượng.
Quảng: Tức phủ Quảng Oai, xem Lý Huệ Tông, năm Kiến Gia thứ 8 (Chb. V, 38, 39).
Quốc: Tức phủ Quốc Oai. Xem Trần Dụ Tông, năm Đại Trị thứ 5 (Chb. X, 16).
Sai hoàng đệ là Duy Trù đánh Trịnh Bồng ở Đông Quan: Bồng chạu trốn.
Trước đây, Bồng chạy đi Quế Ổ, cùng với bọ cựu tướng Nguyễn Trọng Mại là chỗ ngoại thích, chia đồn cố giữ. Lại sai thuộc tướng là Đắc Vũ (không rõ họ) giữ lũy Đông Hồ để làm bình phong che đỡ.
Hữu Chỉnh sai bọn Nguyễn Như Thái đi đánh: Bồng bị thua, chạy đi Hải Dương. Đinh Tích Nhưỡng đưa Bồng lên làm bung xung, lại mộ quân ở miền ven biển như Hoa Phong, Vân Đồn, và Đồ Sơn, được đến vài vạn người và hơn trăm chiếc thuyền, tiến đóng ở Bắc Trạch thuộc Sơn Nam.
Trước kia, tình thế Trịnh Bồng ngày một cùng quẫn, có gỡi thư cho bình chương Trương Đăng Quỹ: xin đến cửa cung khuyết để tạ tội. Đăng Quỹ đưa ý đó tâu nhà vua biết. Nhà vua sai Đăng Quỹ đạo nghinh sứ để đi đón Bồng. Bấy giờ Lân Dương hầu Phạm Đình Thiện cũng mưu tính đón Bồng để hiệu triệu hào mục, dấy quân đánh Hữu Chỉnh: thuyền bè san sát, ngược dòng sông tiến lên. Đăng Quỹ không đi đón được, phải quay về, Bồng lại sai người bí mật đem thư vào kinh đô, dặn bầy tôi cũ là Bùi Nhuận làm nội ứng. Việc này lộ liễu. Hữu Chỉnh tâu xin nhà vua cho giết Nhuận và sai Hoàng Viết Tuyển, trấn thủ Sơn Nam, đem nhiều quân và thuyền chiến đi đánh.
Khi Viết Tuyển kéo đến sông Ngô Đồng, thì Đình Thiện và Tích Nhưỡng đem các thuyền biển ra nghinh chiến. Gặp bấy giờ có gió đông nam thổi lộng, bọn Đình Thiện đỗ bộ, muốn nhân chiều gió xuôi để giao chiến, nhưng quân lính đều ô hợp, không có tinh thần chiến đấu. Khi đã lên cạn, quân lính tranh cướp lấy đường mà chạy, do đó quân đều tan vỡ. Viết Tuyển nhân đó đánh bại được địch; Tích Nhưỡng chỉ chạy được thoát thân.
Đình Thiện đem Bồng chạy đi Đông Quan. Hào mục ở đó là Trần Mạnh Khuông họp quân lại để tiếp ứng Bồng, rồi đem Bồng vào đóng đồn ở Bái Hạ, đắp lũy, đào hào, làm kế liều chết cố giữ. Bọn Viết Tuyển đi đánh vài tháng không hạ được. Tình thế trong quân Viết Tuyển hơi nao núng.
Đến đây, nhà vua bàn với Hữu Chỉnh: “Nay ta diệt trừ nạn lớn, dẹp yên được cả những bọn tiếm loạn, riêng còn Mạnh Khuông chiếm giữ thành lũy trơ trọi để làm ngang ngạnh. Các trấn tướng khác đều nhìn vào đó mà cân nhắc hơn kém đấy. Nếu chưa phá được huyện Đông Quan thì không lấy gì để khống chế và thu phục được thiên hạ”.
Nhà vua bèn sai hoàng đệ Duy Trù đem thân quân cấm vệ đi đốc chiến và dùng nội hàn Bùi Dương Lịch làm tham tán việc quân.
Bọn Viết Tuyển hay tin Duy Trù sắp đến, e công lao sẽ không về mình, bèn cùng Nguyễn Như Thái hợp quân đánh kẹp lại. Bọn Viết Tuyển trèo lũy kéo lên: Mạnh Khuông phải chạy đi Tứ Kỳ. Viết Tuyền tung quân ra đốt và cướp, làm cho một dãy ven sông huyện Đông Quan trở thành đất trọc.
Bồng chạy đi Yên Quảng, rồi nhờ đậu ở Lạng Sơn. Bị thổ dân xua đuổi, Bồng trốn về Hữu Lũng, sau không rõ chung cục ra sao.
Lời chua-Nguyễn Trọng Mại: Người Quế Ổ, huyện Quế Dương3713 , là dòng dõi Nguyễn Trọng Thân.
Phạm Đình Thiện: Người Bắc Trạch, huyện Chân Định, là dòng dõi Phạm Đình Sĩ; về sau, theo nhà vua chạy sang Thanh, ở lại Yên Kinh3714 18 năm mới về, rồi bị bệnh, chết ở nhà.
Mạnh Khuông: Người Đông Quan, huyện Đông Quan3715 .
Nguyễn Như Thái: Người Thượng Xá, huyện Chân Lộc3716 , là con cháu sau của Cương quốc công Nguyễn Xí.
Quế Ổ3717 : Tên xã, thuộc huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh.
Đông Hồ3718 : Tên xã, thuộc huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh.
Sông Ngô Đồng: Ở xã Ngô Đồng, huyện Đông Quan.
Tổng Vân Đồn: Thuộc huyện Nghiêu Phong3719 .
Ấp Bái Hạ: Thuộc huyện Thanh Quan3720 .
Hoa Phong: Tức Nghiêu Phong3721 , tên huyện, thuộc phủ Sơn Định.
Đông Quan3722 : Tên huyện, thuộc phủ Thái Bình.
Hữu Lũng3723 : Tức Cổ Lũng, tên huyện. Xem Trần Thuận Tông, năm Quang Thái thứ 10 (Chb. XI, 31).
Tứ Kỳ: Tên huyện, xem Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 19 (Chb. XXX, 14).
Tháng 10, mùa đông. Lưu Tiệp, đốc trấn Cao Bằng, giết đốc đồng Nguyễn Hàn và tiêu diệt cả nhà Nguyễn Hàn.
Trước kia, Nguyễn Hàn nhận lãnh mật chỉ của nhà vua, chiêu dụ những người phiên mục ở trấn Cao Bằng. Lưu Tiệp lại vâng mệnh lệnh Trịnh Bồng, mộ sẵn quân lính, đợi để cử sự. Do đấy, trong một trấn chia làm hai đảng, coi nhau như thù địch. Tiệp ngầm sai kẻ phiên thuộc giả vờ làm phản, về bè với Nguyễn Hàn, còn mình thì đem binh chúng vây đánh doanh trại của Hàn. Hàn sai chạy ngựa trạm đưa thư cấp báo với triều đình về những biến cố đã xảy. Tiệp cũng tâu trình rằng Nguyễn Hàn làm phản. Triều đình bàn xin nhà vua dùng xu viện3724 Nguyễn Đình Tố và Nguyễn Huy Túc lên thay quản lãnh sự vụ trong trấn, và gọi bọn Tiệp về triều. Nhưng khi Tố chưa đến trấn Cao Bằng thì Hàn đã bị Tiệp giết chết, cả nhà Hàn đều bị hại. Sau đó, Tiệp đến kinh đô, gặp lúc đang loạn, nên việc này bỏ qua, không xét hỏi đến.
Lời chua-Lưu Tiệp: Người Nguyệt Áng3725 , huyện Thanh Trì, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1772) niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Hàn: Người Phú Thị, thuộc Gia Lâm, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1779) niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Đình Tố: Là con Đình Bá, người xã Bình Dân3726 , huyện Đông Yên. Đinh Tố đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1769) niên hiệu Cảnh Hưng.
Tháng 11. Vũ Văn Nhậm cướp Thanh Hoa. Nhà vua sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đi chống cự ở sông Thanh Quyết. Quân Hữu Chỉnh tan vỡ, chạy.
Khi Văn Nhậm mới đến Nghệ An, mọi người bàn luận, cho rằng Văn Nhậm đem cánh cô quân vụt đến, ta nên gấp rút điều động số quân quan trọng, quyết đánh với Nhậm. Vả lại, cuộc thành hay bại là quan hệ ở một chuyến này. Ta đừng để cho địch lấy được Nghệ An rồi địch dựa vào đó mà mộ lấy quân lính, thu lấy lương thực, gây nuôi thế lực cho địch. Nguyễn Như Thái cũng cương quyết xin đi. Hữu Chỉnh lòng riêng vẫn sợ Văn Nhậm, lại vì vợ con hãy còn ở lại bên địch, nên muốn xuê xoa liệu chiều để đi đến chỗ nghị hòa, nhưng còn do dự, chưa quyết định.
Bấy giờ Văn Huệ lại sai tướng là bọn Ngô Văn Sở hiệp sức với Vũ Văn Nhậm cùng ra cướp Bắc Hà. Văn Nhậm khi qua Thổ Sơn, Nguyễn Duật, trấn thủ Thanh Hoa, không dám chiến đấu chống cự, phải lui giữ sông Trinh Sơn. Văn Nhậm tiến quân đóng ở bờ phía nam: trước hết hãy sai Văn Sở do đường Sơn Cước, lén qua sông Tất Mã, đánh úp phía sau quân của Duật: Duật bại trận, bị chết. Văn Nhậm thừa thắng, qua đèo Ba Dội, thẳng tiến đến bến đò Gián3727 .
Hữu Chỉnh bèn ra hết quân tinh nhuệ ở bản đạo, lại điều bát hơn hai vạn quân ở các đạo khác, sai Nguyễn Như Thái làm tướng cai quản. Như Thái sai tướng khác giữ bến đò Gián, còn chính mình thì tự kéo đại quân đo đường tắt, đỗ ra bến Nghệ, đánh úp vào phía sau giặc. Bấy giờ Như Thái gặp tướng giặc là Quỳnh (không rõ họ) ở Điểm Xá, cùng nhau giao chiến, Như Thái bị đại bại, phải chạy đi Sơn Miêng, sau bị giặc bắt được, giết chết. Giặc bèn tiến đến sông Thanh Quyết.
Tin quân báo đến, kinh thành sợ hãi quá. Hữu Chỉnh vội vàng, bối rối, xin xuất quân để chống cự. Nhà vua ngự ở trong điện, trao cờ tiết mao và cây phủ việt cho Chỉnh và dụ bào Chỉnh rằng: “Khanh đi chuyến này là quan hệ đến sự an nguy của xã tắc. Khanh gắng sớm lập được công lớn để yên ủi lòng trẫm”. Hữu Chỉnh thưa: “Văn Nhậm không phải là tay địch thủ với thần. Thần chỉ xin đứng đốc chiến, sai một tì tướng đi hạ Văn Nhậm cũng đủ rồi”.
Bấy giờ mới điều bát hết quân lính Thăng Long và tướng các đạo khác đều đặt thuộc quyền Nguyễn Hữu Chỉnh, tất cả hơn 30.000 người, đóng ở bờ bến sông Thanh Quyết, đắp lũy ven sông để làm kế cố thủ. Lại sai Hữu Du đem hơn 50 chiếc chiến thuyền chở hết các chiến cụ như đại pháo và hỏa khí đỗ ở cửa sông đối diện với giặc chỉ cách một con sông. Hữu Du dựa vào ven bờ, đỗ thuyền, không hề phòng bị một chút nào cả. Quân giặc, ban đêm, ngầm bơi sang, dùng thừng chão dài buộc thuyền (của quân Hữu Du) kéo qua bờ phía nam: mọi người trong thuyền sợ hãi chực trốn, nhưng không biết xoay xở ra sao. Họ tranh nhau nhảy xuống nước để chạy trốn. Bao nhiêu đại pháo trong thuyền đều bị giặc tước được cả.
Hữu Chỉnh bàn với các tướng, lui giữ Châu Cầu (kiều). Nửa đêm, nổi trống thu quân. Các quân hoảng sợ một cách vô cớ, do đấy đỗ vỡ tan tành, tranh nhau chạy trốn, giày đạp lẫn nhau. Khí giới nghi trượng quăng bỏ đầy đường. Hữu Chỉnh và Hữu Du chỉ kịp đem vài trăm quân chạy về Thăng Long.
Lời chua-Sông Thanh Quyết: Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 47 (Chb. XLVI, 39).
Thổ Sơn: Thuộc xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn.
Sông Trinh Sơn: Ở địa phận xã Trinh Sơn, huyện Mỹ Hóa.
Sông Tất Mã: Phần sông tiếp giáp ba huyện Thụy Nguyên, An Định và Vĩnh Lộc. Những huyện trên đây đều thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn): Ở chỗ giáp giới Thanh Hóa và Ninh Bình.
Bến Gián (gián khẩu độ): ở địa phận xã Gián Khẩu.
Xã Điềm Xá: Thuộc huyện Gia Viễn.
Bến Nghệ: Ở trại Nghệ, xã Đại Hữu, huyện Gia Viễn. Những địa điểm trên đều thuộc tỉnh Ninh Bình.
Châu Cầu (kiều): Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 5 (Chb. XL.1).
Tháng 12. Nhà vua chạy đi Kinh Bắc. Vũ Văn Nhậm vào giữ thành Thăng Long.
Tin quân Hữu Chỉnh tan vỡ vừa báo đến, thì nhà vua bàn muốn đi về phía tây: do đường thượng đạo rút vào Thanh Hoa, giữ lấy chỗ hiểm yếu để toan tính việc khôi phục.
Nửa đêm, Hữu Chỉnh từ Thanh Quyết về. Nhà vua sai vời đến mấy lần, nhưng Hữu Chỉnh không đến, chỉ bí mật ủy thác cho tham tri chính sự Nguyễn Khuê vào tâu mời nhà vua đi sang Kinh Bắc và nói: “Nguyễn Cảnh Thước ở Kinh Bắc là người hùng mạnh và có mưu lược, đáng tin cậy, ta hãy giữ lấy Kinh Bắc làm thế thủ, vì tại đó có thành bền vững, có sông Cái ngăn cách. Rồi kịp kêu gọi lấy quân Cần Vương thì có thể bắt thông khí mạch với các xứ: trên từ Thái Nguyên, Sơn Tây, dưới đến Hải Dương và Sơn Nam, chẳng bao lâu đại binh có thể tập hợp lại, rồi sau ta sẽ liệu thời cơ mà hành động, bấy giờ mới có thời kỳ hưng phục được”. Nhà vua nghe theo.
Sáng hôm sau, nhà vua sai hoàng đệ Duy Trù hộ tống hoàng thái hậu, hoàng phi, nguyên tử3728 và cung tần đi trước. Khi sắp ra đi, nhà vua có đến nhà tẩm miếu, khóc, lạy. Bấy giờ các bầy tôi thị vệ đều lén tản đi. Nhà vua lo sợ, không biết tính chước ra sao. Thị thần Bùi Dương Lịch rảo bước đến trước, tâu rằng: “Hữu Chỉnh dẫu thua trận, vỡ quân, nhưng thủ hạ còn nhiều, người ta còn biết sợ, vậy xin nhà vua truyền chỉ dụ, sang bên nhà Chỉnh, ép Chỉnh đi theo hộ giá, rồi lâm thời sẽ kêu gọi mọi người, chắc rằng còn chưa đến nỗi đơn chiếc trơ trọi”. Nhà vua cho là phải. Dương Lịch lại sai người đứng ở sân rồng, lớn tiếng tuyên lời chỉ dụ; thị vệ bấy giờ mới lại dần dần nhóm lại.
Nhà vua cùng bọn nội thần là Nguyễn Quốc Đống và Nguyễn Khải đi đến nhà Hữu Chỉnh. Chỉnh vội vàng khóc lạy, đón ngự giá, đặt chiếc giao ỷ ở chính gian giữa trong nhà. Nhà vua vào, dụ bảo Chỉnh đi theo hộ giá. Chỉnh nhân đó sai Hữu Du đi trước hầu xa giá. Giây lát, Chỉnh thu lượm được vài nghìn quân đã tan tác, hộ vệ nhà vua qua sông, sang Bắc.
Lúc chiều tà, giặc vào chiếm cứ thành (Thăng Long), tung quân cướp bóc thả cửa: thành thị phố xá hết sạch sành sanh.
Lời chua-Nguyễn Quốc Đống: Người xã Tỳ Bà, huyện Lang Tài3729 , là anh của hoàng phi3730 .
Nguyễn Khải: Người xã Hương Mặc, huyện Kỳ Anh3731 .
Nguyễn Cảnh Thước, trấn thủ Kinh Bắc, làm phản. Nhà vua chạy đi Yên Dũng. Tri huyện Nguyễn Thảng và thổ hào Dương Đinh Tuấn đem quân và dân đến hộ giá. Nhà vua bèn đi Yên Thế3732 .
Nhà vua đến Kinh Bắc. Trấn thủ, Nguyễn Cảnh Thước, trước đó, đã bí mật đầu hàng giặc; đến nay, đóng cửa thành, cáo bệnh, không ra đón tiếp. Nhà vua và Hữu Chỉnh bối rối, vội qua đò sông Nguyệt Đức3733 . Đi theo nhà vua chỉ còn 6, 7 người văn thần là bọn Nguyễn Đình Giản, Phạm Đình Dữ, Chu Doãn Lệ, Trương Đăng Quỷ và Vũ Trinh mà thôi. Cảnh thước tung thủ hạ ra chặn đường, cướp bóc những kẻ đi theo ngự giá. Chúng lại đuổi theo để cướp áo bào nhà vua. Nhà vua rớt nước mắt, phải cỡi ra, trao áo cho chúng. Khi nhà vua qua huyện Yên Dũng, Nguyễn Thảng, tri huyện huyện ấy, tuổi đã 60, đem binh chúng hộ giá, xin giữ sông Xương Giang làm căn cứ bền vững, lại xin giết Cảnh Thước và giữ lấy Kinh Bắc để toan tính công cuộc khôi phục. Nhà vua khen là hăng hái, phong Thảng là lại khoa cấp sự trung. Liền đó, sai hoàng đệ Duy Chi đem thị thần Lê Quýnh và tôn thất tất cả hơn 30 người rước thái
hậu và nguyên tử đi Cao Bằng, vẫn cứ nắm quyền thống trị hai trấn Cao Bằng và Thái Nguyên, tụ tập vỗ về các phiên thần để thúc đẫy họ cố gắng trổ sức làm việc cần vương.
Nhà vua tiến phong Yên Thế. Dương Đình Tiấn, thổ hào Mục Sơn, đem quân và dân đi lạy đón nhà vua ở bên đường. Trước kia, Đình Tuấn là tay hào phú, nổi lên làm trùm sỏ một lộ Lạng Giang; những kẻ trốn tránh đều dựa vào Đình Tuấn và lấy đó làm tổ ẩn núp. Triều đình bỏ qua, không xét hỏi. Đến đây, có chiếu chỉ cần vương. Đình Tuấn lấy làm cảm kích, vâng mệnh lệnh đến trước để bảo vệ, được nhà vua đặc cách phong là Bình khấu tướng quân để khen thưởng.
Lời chua-Chu Doãn Lệ: Người làng Dục Tú3734 , huyện Đông Ngàn, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1778) niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Thảng: Người làng Gia Thụy3735 , huyện Gia Lâm, đỗ hương cống.
Lê Quýnh: Người làng Đại Mão3736 , huyện Siêu Loại, là con Lê Doãn Giản, sau theo Mãn Đế chạy sang nhà Thanh 18 năm, Quýnh giữ được nguyên vẹn đầu tóc mà về nước, rồi chết ở nhà.
Dương Đình Tuấn: Người làng Dương Lâm3737 , huyện Yên Thế, nhiều lần cự chiến với giặc Tây Sơn, sau nhân bị bệnh, chết.
Nguyễn Cảnh Thước: Người Đô Lương, huyện Nam Đường3738 , là dòng dõi Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Mô.
Sông Nguyệt Đức3739 : ở giữa hai huyện Vũ Giàng và Việt Yên. Xem Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 6 (Chb. XXXVI, 21, 22).
Xương Giang: Có tên nữa là sông Thọ Xương hoặc sông Nhật Đức, ở giữa hai huyện Yên Dũng và Bảo Lộc, dưới thông với sông Bạch Đằng rồi đỗ ra biển.
Lạng Giang: Tức châu Lạng Giang xưa. Xem Đinh Đế Toàn, năm Thái Bình thứ 11 (Chb. I, 14).
Yên Dũng, Yên Thế: Tên hai huyện, đều thuộc tỉnh Bắc3740 .
Mục Sơn3741 : Tên xã, thuộc huyện Yên Thế.
Giặc xâm phạm xã Mục Sơn. Nhà vua tự cầm quân để chống cự lại, nhưng bị thua. Nguyễn Hữu Chỉnh bị giặc bắt và giết chết.
Nhà vua đóng ở Mục Sơn. Nguyễn Văn Hòa, bộ tướng của giặc, đuổi kịp. Nhà vua, để cổ võ các tướng sĩ, thân chinh cầm quân, ra cự chiến. Nhưng rồi theo lời các bầy tôi can ngăn, nhà vua kìm ngựa đứng ở sau mặt trận, sai Bùi Dương Lịch và Nguyễn Thảng tiến lên trước để đốc chiến. Dương Đình Tuấn giữ ở bên tả núi, Nguyễn Hữu Chỉnh giữ ở bên hữu núi, quân giặc dàn trận tại cánh đồng ở giữa. Đình Tuấn xuống núi để xung kích. Văn Hòa bí mật chia một toán quân cho đi vòng ra phía sau núi, đánh úp: quân Hữu Chỉnh rối loạn, tự tan vỡ; Đình Tuấn thua chạy, hai con (không rõ tên) của Đình Tuấn đều chết ở trận. Hữu Du cố sức chiến đấu, giết được hơn mười người rồi chết tại trận. Thị sư3742 Nguyễn Khuê cũng
chết ở trong vòng loạn quân. Hữu Chỉnh thua chạy, bị giặc bắt được vì ngựa què. Đình Tuấn thu lượm các quân còn sót lại, hộ vệ nhà vua chạy đi sơn trại Bảo Lộc. Các bầy tôi khác đều tan tác, không biết nhà vua ở đâu.
Văn Hòa điệu Hữu Chỉnh về Thăng Long. Văn Nhậm kể tội Hữu Chỉnh là kẻ bất trung, sai xé xác Hữu Chỉnh ở cửa thành để rao cho mọi người biết.
Lời phê-Hữu Chỉnh chết theo nạn nước, còn hơn các người họ Trịnh nhiều lắm. Nguyễn Viết Khang đánh bại quân giặc ở Lục Giang, rồi tiến vây tướng giặc tên là Quỳnh ở Hiến Doanh, nhưng không hạ được. Sau đó, Viết Khang rút quân về Vị Hoàng.
Sau khi Hữu Chỉnh đã thua, thuộc tướng là Hoàng Viết Tuyển vì có vợ con đều để làm con tin ở nơi giặc, nên cứ đóng quân yên một chỗ, không nhúc nhích, định tâm đợi Văn Huệ đến, sẽ xin đầu hàng.
Nguyễn Viết Khang, trấn thủ Yên Quảng, được tin Thăng Long thất thủ, bèn đem chu sư đến Sơn Nam hội với Viết Tuyển, tôn viết Tuyển làm thống soái, họp quân lại để đánh giặc. Viết Tuyển chần chừ, không quả quyết. Viết Khang rút gươm, gào khóc, nói: “Kinh thành thì thất thủ, vua cha thì lặn lội trong đám bụi trần: ấy là lỗi ai? Hiện nay, dưới quyền tướng quân, những người bộ hạ đều có lòng hăng hái, vậy không đánh còn đợi gì?” Tướng tá của Viết Tuyển cũng hầm hầm trừng mắt nhìn. Bất đắc dĩ, Viết Tuyển bèn cùng Viết Khang kéo quân từ Vị Hoàng đến cửa Luộc (Lục Giang).
Bấy giờ, tướng của giặc, tên là Quỳnh, đóng giữ Hiến Doanh, được tin bọn Viết Tuyển sắp kéo đến, bèn đem cả hơn 200 chiếc vừa chiến thuyền vừa thương thuyền vừa tước được, lùa hết bộ binh xuống thuyền để nghênh chiến. Bọn Viết Tuyển chia thuyền biển làm mười hàng, đầu thuyền đặt khẩu pháo lớn luân chuyển lần lượt cùng bắn ra, phá hoại luôn được hơn mười chiếc thuyền địch. Giặc cố sức đánh, không chịu lui. Viết Khang nhân chiều gió thuận, buồm giương căng, thẳng xông sang phía thuyền địch. Thuyền địch nhỏ, đều chìm đắm, quân địch đỗ vỡ tan tành, bỏ hết thuyền bè và khí giới, nhào xuống nước lẫn trốn. Quỳnh chỉ kịp chạy được thoát thân, chạy về Hiến Doanh, đóng cửa lũy, cố thủ.
Bọn Viết Tuyển chia quân ra đánh. Thanh thế quân sĩ rất lừng lẫy. Ở Sơn Nam nhiều hào kiệt đều hưởng ứng và dân chúng đều cung đốn tiền của, lương thực để giúp vào việc quân.
Văn Nhậm được tin Quỳnh thua, kéo đại binh ở Thăng Long đến cứu viện, đắp thêm lũy ở đê sông Nhị, hồ Bán Nguyệt, vạn3743 Xích đằng để phòng thủ. Viết Tuyển vây đánh mãi không hạ được.
Có người khuyên Viết Tuyển: “Giặc từ sau khi thua trận ở sông Luộc (Lục Giang), thuyền bè mất sạch; chúng ta riêng nắm được thế thuận lợi ở trong sông lớn. Bây giờ, chia bằng ta để một tướng ở lại đây để kìm chân giặc Quỳnh khiến chính hắn phải tự lo lấy việc phòng thủ. Còn tướng quân thì thân hành đem đại đội chu sư, tiến lên chiếm giữ bờ phía Bắc bên thành Thăng Long, cắt lấy nửa đất trung nguyên, Như thế thì các hào kiệt vùng đông bắc tự nhiên đều hưởng ứng, đất đai trong mấy trấn có thể không đánh mà bình định được. Bấy giờ mới đón rước thiên tử3744 , kiến lập triều đình, có thể làm xong việc lớn. Nếu tướng quân chỉ ngồi giữ Sơn Nam, đánh vào chỗ chắc của địch, uổng phí ngày giờ, làm hao sức quân, tốn kém tiền của: thế là tự mình thắt bó sức mình lại, chứ không phải là kế hay đâu”.
Viết Tuyển không cho những lời nói đó là phải, lại tăng thêm quân để đánh Quỳnh. Quỳnh đóng cửa lũy, cố thủ. Đánh đến vài tháng. Viết Tuyển không hạ được.
Gặp bấy giờ Văn Nhậm sai một tướng khác từ Thăng Long, do đường bộ Châu Cầu đi tắt xuống Vị Hoàng để vây vòng lấy phía sau Viết Tuyển. Lại sai Chiêu viễn tướng quân Nguyễn Dũng đem quân từ Hải Dương đánh chiếm lấy các phủ Thái Bình, Tiên Hưng. Viết Tuyển sợ rằng một khi đường bộ nếu mất vào tay địch, thì thủy quân khó lòng giữ vững một mình. Viết Tuyển bèn rút quân về Vị Hoàn, cầm cự với địch.
Lời chua-Nguyễn Viết Khang: Người Phúc Thọ3745 , huyện Chân Lộc.
Nguyễn Dũng: Người Đan Giáp, huyện Thanh Miện3746 .
Sông Luộc (Lục Giang): Xem năm Cảnh Hưng thứ 47 (Chb. XLVI, 19).
Hiến Doanh: Xem Lê Ý Tông, năm Vĩnh Hựu3747 , thứ 6 (Chb. XXXLVIII, 39).
Đê sông Nhị, hồ Bán Nguyệt, vạn Xích Đằng: Đều ở huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên.
Vị Hoàng: Xem Lê Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 10 (Chb. XXXVII, 9).
Mậu Thân, năm thứ 2 (1788). (Thanh, năm Càn Long thứ 53).
Tháng giêng, mùa xuân. Nhà vua ở huyện Gia Định.
Nhà vua từ sau trận thua ở Mục Sơn, lẩn quất đóng ở sơn trại Bảo Lộc. Dương Đình Tuấn đem binh chúng đi theo hộ giá, lại lùa dân phu Yên Dũng giữ sông Nguyệt Đức3748 . Vũ Văn Nhậm tiến quân đi đánh và phá tan được, bắt được em Đình Tuấn, là Lung, nhưng không giết, sai đem thư đi chiêu dụ Đình Tuấn. “Tự hoàng3749 là do nhà ta3750 lập lên, nay bị Hữu Chỉnh đem đi cùng chạy. Tự Hoàng bèn sinh lòng ngờ vực mê man mà không biết quay lại. Nếu bây giờ Tự hoàng biết ăn năn, quay lại trước, thì còn có thể chữa lại lối cũ; bằng thẳng thế, ta sẽ kiếm một người khác làm giám quốc, đứng chủ việc thờ cúng, thì Tự hoàng không còn có ngày quay xa giá về được nữa và các người cũng sẽ như cây rừng mắc vạ lây3751 đấy”. Văn Nhậm lại trách cứ Đình Tuấn phải đem nhà vua nộp cho mình.
Biết được việc này, nhà vua sợ Đình Tuấn nhị tâm, bèn sai bọn Phạm Đình Dữ và Trương Đăng Quỹ ai nấy trở về quê mình chiêu mộ binh lính còn nhà vua thì cùng Nguyễn Đình Giản lén đi huyện Gia Định. Bấy giờ chỉ có Nội hàn viện là bọn Vũ Trinh, Ngô Chí và Trần Danh Án mấy người đi theo ngự giá mà thôi.
Lời chua-Ngô Chỉ: Con Ngô (Thì) Sĩ, người Tả Thanh Oai3752 , huyện Thanh Oai.
Trần Danh Án: Người Bảo Triện3753 , huyện Gia Bình, đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1787) niên hiệu Chiêu Thống.
Gia Định3754 : Tên huyện, tức Gia Bình. Xem Lý Nhân Tông, năm Thái Ninh thứ 4 (Chb. III, 34).
Bảo Lộc3755 : Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 93745 (Chb. XL. 29).
Yên Dũng: Xem Lê Chiêu Thống, năm thứ 1 (Chb. XLVII, 19).
Tháng 2. Nhà vua đi Chí Linh. Thổ hào các xứ đông bắc là bọn Trần Quang Châu và Hoàng Xuân Tú dấy quân cần vương.
Bấy giờ, nhà vua ở huyện Gia Định, rồi lại dời xa giá đi Chí Linh. Các thổ hào ở các đạo đông bắc, như bọn Trần Quang Châu ở Gia Định, Trần Đĩnh và Hoàng Xuân Tú ở Chí Linh, Vũ Dung ở Tứ Kỳ, Nguyễn Thế Hiến và Nguyễn Hữu Tế ở Thanh Hà cùng với Vũ Trí Hanh ở Phượng Nhãn đều đem nghĩa binh đón tiếp ngự giá đóng ở Thanh Hà, chia đồn đóng quân để phòng thủ. Nhà vua sai Vũ Chiêu làm tuyên dụ sứ đi vỗ về, yên ủi họ.
Giặc đánh Thanh Hà, lại chia quân đánh Gia Định và Phượng Nhãn để cắt đứt đường viện trợ của Quang Châu và Trí Hanh. Thế Hiến và Trí Hanh cố sức chiến đấu, đều chết trận.
Giặc vây huyện Gia Định, Quang Châu đem quân cảm tử xông ra đánh, cả phá được địch. Giặc sợ, phải rút, nhưng còn chia quân đóng giữ ở Phao Sơn; mặt khác lại điều động quân thủy từ sông Lục Đầu đỗ xuống, nương tựa lẫn nhau với quân trên bộ để làm cái chước quyết định đánh được. Xuân Tú nhân ban đêm, đem vài chục chiếc thuyền chài chở đồ dẫn hỏa, lén đến gần quân giặc, vừa đánh trống vừa hò reo, phóng hỏa; quân giặc hoảng sợ, chạy tán loạn.
Các đạo nghĩa binh bấy giờ chỉ có Quang Châu được kể là đánh khỏe hơn cả. Nhà vua thường khen Quang Châu rằng: “Hăng hái thay, thực xứng đáng là ông tướng”. Nhân đó, ban tước cho Quang Châu là Định vũ hầu.
Lời chua-Trần Quang Châu: Người Phù Than3757 , huyện Gia Bình, sau đánh nhau với giặc Tây Sơn, bị bắt, không chịu khuất phục, chết. Năm Gia Long thứ 1 (1802) lục dụng con của Quang Châu làm hạng viên tử.
Hoàng Xuân Tú: Người Kiệt Đặc, huyện Chí Linh3758 , đỗ hương cống, khoảng niên Gia Long (1802-1819) làm đến tham hiệp Kinh Bắc.
Trần Đỉnh: Người Điền Trì, huyện Chí Linh, là con Trần Tiến.
Nguyễn Thế Hiển: Người Cập Thượng, huyện Thanh Hà3759 .
Nguyễn Hữu Tế: Người Tiền Liệt, huyện Thanh Hà.
Vũ Trí Hanh: Người Đan Hội3760 , huyện Phượng Nhãn.
Vũ Chiêu: Con Vũ Miên.
Chí Linh: Xem Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4 (Chb. VII, 28).
Tứ Kỳ, Thanh Hà: Đều xem Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 19 (Chb. XXX, 14).
Gia Định: Tên huyện, tức Gia Bình. Xem Lý Nhân Tông, năm Thái Ninh thứ 4 (Chb. III, 34).
Phượng Nhãn: Xem Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 6 (Chb. VII, 32, 33).
Phao Sơn: Tên xã, thuộc Chí Linh. Xem Lê Ý Tông, năm Vĩnh Hựu thứ 6 (Chb. XXXVIII, 36).
Sông Lục Đầu: Có tên nữa là sông Bình Than, ở huyện Chí Linh thuộc Hải Dương chỗ giáp giới với các huyện Phượng Nhãn, Yên Dũng3761 , Quế Dương và Gia Bình thuộc Bắc Ninh.
Hoàng thân Duy Trọng và Duy Phác dấy quân ở Thanh Hoa.
Bọn Duy Trọng về Thanh Hoa, dấy binh, được phiên tù3762 là quận Bằng (không rõ tên, họ) và thổ hào là Nhâm Vũ (không rõ họ) đều hưởng ứng. Tên Khương (không rõ họ), đô đốc giặc, đem quân đến bao vây và bức bách. Trọng giao chiến và chém được Tương, rồi sai sứ giả đi đường tắt đến chỗ hành tại3763 để báo nhà vua biết tin thắng trận.
Lời chua-Duy Trọng và Duy Phác: Đều là con Lê Ý Tông, sau không biết chung cục ra sao.
Đinh Tích Nhưỡng làm phản, đem quân bức bách ngự giá. Nghĩa dân là bọn Trần Đĩnh và Hoàng Xuân Tú đánh phá được Tích Nhưỡng.
Trước kia, Tích Nhưỡng theo Trịnh Bồng nổi loạn, từ sau trận thua ở Ngô Đồng, trốn về Đông Triều. Đến đây, được tin nhà vua ở Chí Linh, Tích Nhưỡng bèn sai đồ đảng là Trần Liên đầu hàng giặc, đưa giặc đến bao vây và bức bách nhà vua ở hành tại, định mưu bắt cóc ngự giá. Nhà vua xuống chiếu ôn tồn dụ bảo, nhưng chúng không chịu lui, cứ vây và đánh đến hơn một tháng. Nghĩa dân Hải Dương là Trần Đĩnh và Hoàng Xuân Tú đốc suất hương binh3764 nhân kẻ sơ hở, ập đến đánh úp, chém được các em Đinh Tích Nhưỡng là bọn Đinh Vũ Sầm, Đinh Vũ Kính; Tích Nhưỡng chỉ kịp chạy được thoát thân.
Do đấy, vòng vây mới phá được.
Lời phê-Tấm lòng trung nghĩa là gốc từ tính trời mà ra, chứ không cứ là người đó có làm quan, hưởng lộc hay không. Lắm kẻ quyền cao chức trọng, lúc thường thì gian tham hà lạm, lúc có biến cố thì tráo trở phản trắc: thế là không bằng loài chim muông, còn đếm xỉa làm gì nữa. Lời chua-Ngô Đồng: Tên xã. Xem Lê Mẫn Đế, năm Chiêu Thống thứ 13765 (Chb. XLVII, 12).
Đông Triều: Xem Trần Đế Ngỗi, năm Hưng Khánh thứ 1 (Chb. XII, 25).
Chí Linh: Xem Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4 (Chb. VII, 28).
Nhà vua đi Thủy Đường.
Quân giặc ngày càng bức bách. Bọn Trần Quang Châu và Hoàng Xuân Tú ngày đêm chống cự và chiến đấu. Trí Hanh và Hữu Tế đều chiến đấu mà chết. Nhà vua bèn dời xa giá đi Thủy Đường.
Nhà vua đi Vị Hoàng để úy lạo quân sĩ.
Bấy giờ nhà vua long đong, hết xuống Đông lại sang Bắc, đến đâu cũng được hào kiệt và nghĩa binh ở đó theo như về chợ, nhưng những người theo đó đều là các con em nơi hương thôn, không quen chiến đấu trận mạc, hễ gặp giặc thì liền thua. Được tin Viết Tuyển ở Sơn Nam, thanh thế lừng lẫy, nhà vua muốn đi đến để nương nhờ Viết Tuyển. Gặp lúc ấy Viết Tuyển cho người ruổi ngựa đến tâu xin nhà vua để úy lạo quân sĩ để tác động tinh thần của họ, nhà vua bèn từ Thủy Đường vượt biển đi Chân Định. Viết Tuyển thân hành đi đón và yết kiến. Nhà vua vỗ về yên ủi càng hơn, rồi tiến đóng ở Vị Hoàng.
Bấy giờ Đinh Nhạn Hành cũng đem quân đến hội. Viết Tuyển mời nhà vua ở lại trong quân. Nhà vua hạ chiếu khen ngợi và úy lạo các quân sĩ, cho những nghĩa binh đã đi hộ tống ngự giá đều trở về chỗ cũ của họ, tiếp ứng với bọn Trần Đĩnh để toan tính đánh lấy Hải Dương.
Lời chua-Đinh Nhạ Hành: Người Hàm Giang, thuộc huyện Cẩm Giàng, là dòng dõi thái phó Đinh Văn Phục; sau theo nhà vua chạy sang nhà Thanh, bị bệnh, chết ở Yên Kinh3766 .
Thủy Đường3767 : Xem Đế Duy Phường, năm Vĩnh Khánh thứ 2 (Chb. XXXVII, 16).
Chân Định3768 : Xem Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 16 (Chb. XXX, 6).
Hoàng đệ Duy Chi dấy quân ở Định Châu: Thái Nguyên và Tuyên Quang đều hưởng ứng.
Khi giặc Tây Sơn đánh phá Thăng Long, Duy Chi chạy đi Định Châu, cùng với phiên thần là Ma Thế Cố thu lượm và tụ tập dân chúng trong châu, đắp lũy để phòng thủ. Duy Chi lại ước hẹn kết hợp với các phiên mục ở Tuyên Quang và Bảo Lạc, dần dần chiêu mộ quân lính thượng du vùng Thái Nguyên để tăng cường thêm thế lực. Tướng giặc là Uyển (không rõ họ) đến đánh nhưng không hạ được, rồi phải rút quân về.
Hoàng thân là quận Hải (không rõ tên) trước kia, trấn giữ Thái Nguyên, kịp khi Thăng Long thất thủ, lén ẩn ở vùng Tư Nông và Đồng Hỷ, bí mật chiêu dụ các thổ hào dấy quân, đánh nhau với giặc. Thua trận, bị bắt, quận Hải tử tiết.
Lời chua-Tư Nông: Tức Tây Nông. Xem Lý Thái Tông, năm Kiền phù hữu đạo thứ 1 (Chb. II, 14).
Đồng Hỷ: Tên huyện, thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Châu Bảo Lạc: Xem Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 9 (Chb. III, 45).
Tháng 4, mùa hạ. Nguyễn Văn Huệ vào thành Thăng Long, giết Vũ Văn Nhậm, dùng Ngô Văn Sở lên thay quản lãnh binh chúng.
Trước kia, Văn Huệ sai Văn Nhậm ra cướp Bắc Hà, nhưng trong lòng vẫn rất ngờ vực, nên sai Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tham tán để chia xẻ quyền bính. Văn Huệ bí mật dặn Văn Sở: “Văn Nhậm là con rể của vua anh3769 . Ta với vua anh có hiềm khích nhau. Văn Nhậm tất không yên lòng. Chuyến đi này, Văn Nhậm cầm nắm trong tay binh quyền quan trọng, vào sâu trong nước người ta, thì sự biến sau này không thể liệu trước được. Điều ta lo lắng không phải nhằm ở Bắc Hà, mà chỉ nhằm ở Văn Nhậm thôi. Ngươi nên dò xét từ chỗ kín nhiệm, có gì thì mau mau báo cho ta biết”. Kịp khi Văn Nhậm nhân đà thắng lợi, ruổi dài ra Bắc, vào Thăng Long, bắt được Hữu Chỉnh, tự cho rằng oai vũ đủ khuất phục được người ta, không còn kiêng nễ sợ hãi gì cả. Văn Nhậm làm nhiều việc trái phép: tự đúc ấn chương, chuyên quyền trong việc cất đặt sắp xếp. Văn Sở vốn có hiềm khích với Văn Nhậm, liền viết thư bí mật vu cáo Văn Nhậm về tội làm phản.
Văn Huệ bèn chính mình đốx suất thân binh ruổi ra Thăng Long. Văn Nhậm ra đón. Văn Huệ vỗ về yên ủi bằng lời ôn tồn, rồi sai đem ngựa đang cưỡi và lọng đang che nhường cho Văn Nhậm. Khi đã vào đến trong thành, Văn Huệ sai người trói Văn Nhậm ngay ở trước sân. Tra khảo, xét hỏi tuy không có chứng cứ thật sự nhưng Văn Huệ vẫn nói một cách quyết đoán rằng: “Không cần nói nhiều. Mày có tài trội hơn ta thì không phải là người mà ta dùng được”. Văn Huệ liền sai đem chém, rồi dùng Văn Sở làm đại tư mã, thay thế quản lãnh binh chúng, kiêm trấn thủ thành Thăng Long.
Nhà vua lại đi Kinh Bắc.
Trước kia, nhà vua đi Vị Hoàng, là dựa vào Viết Tuyển. Đến đây, tướng giặc, Ngô Văn Sở, đem binh từ Thăng Long xuôi dòng sông, xuống đánh. Viết Tuyển đem chu sư đón đánh ở cửa sông Hoàng Giang. Khi quân hai bên đương giao chiến, thì Văn Sở trói cha và vợ của Viết Tuyển bêu ra đầu thuyền cho biết. Viết Tuyển trông thấy, vật vã kêu khóc, không dám chiến đấu với Văn Sở nữa, rồi rút quân về sông Vị Hoàng.
Nhà vua được tin Viết Tuyển thua trận, hối hả dời thuyền lui đóng ở Quần Anh. Chiều tối, Viết Tuyển cũng đem chu sư tiếp đến. Đêm đó, gió to, bão lớn, trời tối mịt mờ, thuyền bè lênh đênh xiêu giạt, lạc lõng lẫn nhau. Thuyền ngự trôi vào Thiết Giáp cảng ở Thanh Hoa. Viết Khang, không rõ chung cục ra sao. Viết Tuyển cũng giạt vào cửa Cần Hải, sau ra Thăng Long, đầu hàng giặc bị giặc giết chết.
Bấy giờ quân sĩ tan tác bốn ngã. Thanh Hoa đã bị giặc chiếm cứ rồi. Nhà vua bất đắc dĩ lại từ Thanh Hoa do đường bộ quay ra huyện Kim Bảng thuộc Sơn Nam3770 , rồi đi Kinh Bắc, đóng ở Lạng Giang.
Lời chua-Hoàng Giang: Nay thuộc huyện Nam Xang.
Quần Anh: Tên xã, thuộc huyện Nam Chân3771 , tỉnh Nam Định.
Thiết Giáp: Tên xã, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoa.
Cần Hải: Tên xã, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Phủ Lạng Giang: Xem Đinh Đế Toàn, năm Thái Bình thứ 11 (Chb. I, 14).
Tháng 5. Nguyễn Văn Huệ triệu tập các cựu thần văn võ nhà Lê, ép bảo họ khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Tham tri chính sự Nguyễn Huy Trạc tử tiết. Văn Huệ liền sai Sùng Nhượng công Lê Duy Cận đứng giám quốc, rồi kéo quân về Nam.
Văn Huệ sai người lùng hết các bầy tôi văn võ, cưỡng ép họ đến cửa cung khuyết để cùng đứng tên vào tờ biểu khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Huy Trạc bị bắt đến Ngự sử đài, không chịu ký tên vào tờ biểu ấy, đêm đến, uống thuốc độc tự tử. Việc này do đó cũng đình chỉ.
Văn Huệ ở lại vài ngày, bèn sai Duy Cận đứng giám quốc, giữ việc thờ cúng [tôn miếu nhà Lê] còn mình thì rút quân về Nam.
Văn Huệ dùng Ngô [Thì] Nhậm3772 làm Lại bộ tả thị lang, Phan Huy Ích làm hình bộ tả thị lang; lại dùng Nguyễn Thế Lịch, Ninh Tốn, Nguyễn Du3773 và Nguyễn Bá Lan làm Hàn lâm trực học sĩ, để ở lại cùng làm việc với Ngô Văn Sở.
Bọn Nguyễn Hoàn và Phan Lê Phiên ra thú, được Văn Huệ cho giữ nguyên quan hàm đã có mà về điền viên.
Chỉ có mấy người này đi ẩn không chịu ra:
– Phạm Trọng Huyến, đồng Xu mật viện sự.
– Phạm Quý Thích, thiêm sai tri Công phiên.
– Nguyễn Đình Tứ, đô cấp sự trung.
– Nguyễn Đăng Vận, giám sát ngự sử.
– Lê Trọng Dĩnh, cấp sự trung.
– Đỗ Lệnh Thiện, tiến sĩ.
– Lê Huy Thân và Nguyễn Huy Đào, tự thừa.
Lời chua-Phạm Trọng Huyến: Người Dũng Quyết3774 , huyện Ý Yên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1778) niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Đình Tứ: Người Bảo Từ, huyện Chương Đức3775 , đỗ tiến sĩ khoa Ất Tỵ (1785) niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Đăng Vận: Người Hoài Bão3776 , huyện Tiên Du.
Lê Trọng Đĩnh: Người Đa Sĩ, huyện Thanh Oai3777 .
Đỗ Lệnh Thiện: Người Nhân Mục3778 huyện Thanh trì-Đăng Vận Trọng Dĩnh và Lệnh Thiện đều đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1787) niên hiệu Chiêu Thống.
Lê Huy Thân: Người Bối Khê3779 , huyện Thanh Oai.
Nguyễn Huy Đào: Người Gia Thụy3780 , huyện Gia Lâm-Huy Thân và Huy Đào đều đỗ hương cống.
Nguyễn Thế Lịch: Người Yên Lũng3781 , huyện Từ Liêm, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775), niên hiệu Cảnh Hưng, sau theo ngụy Tây (Tây Sơn) làm quan đến lại Bộ thượng thư.
Tháng 7, mùa thu. Hoàng thái hậu sang nhà Thanh xin quân cứu viện.
Trước kia, thái hậu đến Cao Bằng, các phiên tù đều đem quân đi phòng thủ, chẹn đánh. Phiên mục Bế Nguyễn Trù dẫn tướng giặc là bọn Cúc, Hoán đến đánh úp trấn doanh. Bọn đốc đồng Nguyễn Huy Túc, phiên thần Địch quận công Hoàng Ích Hiểu, tụng thần Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống bảo vệ thái hậu và nguyên tử do cửa ải Thủy khẩu chạy sang Long Châu nhà Thanh. Quan châu là Trần Tốt đem việc này đề đạt lên tổng đốc và tuần phủ.
Lưỡng Quảng3782 tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và Quảng Tây tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh hội hợp ở Nam Ninh. Thái hậu đưa nguyên tử đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện. Bọn Sĩ Nghị tâu với vua Thanh rằng Tự hoàng nhà Lê đương phải bôn ba, đối với đại nghĩa, ta nên cứu viện. Vả lại, An Nam là đất cũ của Trung Quốc, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó, đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy được An Nam: thật là làm một chuyến mà được hai lợi.
Vua Thanh nghe theo ý kiến của bọn Sĩ Nghị, bèn chính tay viết tờ chiếu, trong có nói: Trẫm sẽ giải tỏ nghĩa cả với thiên hạ, nâng đỡ cương thường ở thuộc quốc. Mọi việc về Nam Giao đều phó thác cho khanh cả đấy”.
Sĩ Nghị nhận được tờ chiếu ấy, bèn mưu tính làm một chuyến to: đều động quân lính bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, ấn định nhật kỳ kéo sang cứu viện. Trước hết tung ra vài trăm tờ hịch để tuyên bố cho gần xa đều biết; lại Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống đem tờ trát bí mật, đi đường tắt, về tâu với nhà vua.
Lời phê-3783 Chính mình đã có lòng không ngay thẳng thì giúp cho người ta ngay thẳng thế nào được! Sai bọn Lê Duy Đản và Trần Danh Án sang nhà Thanh.
Bọn Lê Quýnh chưa về tới Lạng Sơn thì các thổ mục ở Yên Quảng đã bắt được tờ hịch (của Tôn Sĩ Nghị), nên trước đã sai người ruỗi ngựa đến tâu nhà vua biết. Nhà vua sai Nguyễn Đĩnh đi lên để thăm hỏi dò la. Khi bọn Quýnh về đến Kinh Bắc, vào yết kiến, dâng tờ trát bí mật lên nhà vua. Bấy giờ nhà vua mới biết rõ việc này, bèn sai tham tri chính sự Lê Duy Đản và Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án vâng mệnh lệnh đem tờ bẩm, đi đường tắt, lên đón quân nhà Thanh.
Tháng 10, mùa đông. Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh, đem quân sang cứu viện. Tướng giặc, Ngô Văn Sở, bỏ thành Thăng Long, chạy. Nhà vua lại vào kinh thành.
Khi Sĩ Nghị vâng mạng vua Thanh, sắp ra quân, thì bọn Duy Đản vừa sang đến nơi, Sĩ Nghị mời vào hội kiến, rất mừng, bèn truyền cho các đạo quân đồng thời cùng tiến.
– Đề tổng Vân, Quý3784 , họ, Ô, từ Tuyên Quang tràn vào;
– Tri phủ Điền Châu, Sầm Nghi Đống từ Cao Bằng kéo xuống.
– Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh do đường lớn từ trấn Nam quan3785 xuất phát.
Tướng giặc, Phan Khải Đức, trấn thủ Lạng Sơn, đem cả trấn thành đầu hàng quân Thanh. Sĩ Nghị tiến đến Kinh Bắc3786 .
Văn Sở sai tướng chẹn giữ bến đò Xương Giang3787 . Lại sai nội hầu Phan Văn Lân đem hơn một vạn quân tinh nhuệ ở Thăng Long lên đóng ở Thị Cầu.
Sau khi phá vỡ luôn được mấy cánh quân của Tây Sơn, quân Thanh tiến lên chiếm đóng núi Tam Tằng. Văn Lân, nhân đang đêm, xông pha rét lạnh, lén vượt sông Nguyệt Đức3788 , vây doanh trại tôn Sĩ Nghị. Nhưng trận thế của Sĩ Nghị vững chắc, không lay chuyển, đồng thời súng hỏa sang của quân Thanh lại cùng bắn ra: giặc không đến gần được. Trương Sĩ Long, tiên phong quân Thanh, xung phong giết giặc. Cung tên của hai cánh quân tả dực và hữu dực nhà Thanh lại bắn châu vào: quân giặc bị chết vô kể. Trước đó, Sĩ Nghị ra quân kỳ3789 , do phía thượng lưu, vượt qua sông, đánh úp doanh trại Thị Cầu. Trông thấy trong trại bốc lửa, giặc cả sợ, phải vượt lũy mà chạy. Quân Thanh thừa thắng, ruỗi dài, cả phá được giặc.
Văn Lân chạy về Thăng Long. Sĩ Nghị tiến đến bờ phía Bắc sông Nhị.
Văn Sở và Ngô [Thì] Nhậm bàn nhau, cho rằng Thăng Long quyết không thể giữ được, bèn thu thập số quân còn lại, chạy vào Thanh Hoa, đóng đồn thủy ở hải phận Biện Sơn, còn quân bộ thì chẹn ở đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn) để phòng thủ cho vững chắc, rồi cho người phi ngựa đem thư về cáo cấp với Văn Huệ.
Bấy giờ nhà vua từ Phượng Nhãn đi Gia Lâm, sắm đủ trâu bò và rượu để khao quân Thanh. Ngày hôm sau, nhà vua vào kinh đô.
Sĩ Nghị làm cầu phao ở bến Bồ Đề để chuyển quân sang sông, đặt màn tướng3790 ở cung Tây Long3791 bên bờ sông, bổ đồn, đóng trại: thế lực rất vững mạnh.
Lời chua-Phan Khải Đức: Người An Ấp, huyện Hương Sơn.
Trấn Nam Quan: Xem Lê Trang Tông, năm Nguyên Hòa thứ 8 (Chb. XXVII, 35).
Xương Giang, Thị Cầu: Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 5 (Chb. XL, 4, 10).
Nhị Hà: Tức Phú Lương Giang. Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 2 (Chb. II, 15).
Núi Tam Tằng: Ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh3792 .
Phượng Nhãn3793 : Tức Long Nhãn. Xem Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 6 (Chb. VII, 32, 33).
Gia Lâm: Xem Trần Nhân Tông, năm Trùng Hưng thứ 1 (Chb. VII, 34).
Tháng 11. Nhà Thanh sách phong nhà vua làm An Nam quốc vương.
Trước kia, Sĩ Nghị xuất quân, vua Thanh giao cho sách văn và ấn chương, rồi dụ bảo Nghị khi đã khôi phục được kinh đô thì phong ngay cho Lê Tự Tôn làm An Nam quốc vương để giàng buộc lấy lòng người. Đến đây, Nghị tuyên bố mệnh lệnh, chọn ngày làm lễ sách phong. Nhà vua khóc lóc cho rằng lăng tẩm3794 còn sa vào trong phạm vi của giặc, chính mình chưa được đến tận nơi bái yết, vậy xin hãy tạm hoãn lại ít lâu. Nghị trả lời: “Những lời tự quân nói đó thực ra là từ chỗ chí tình, nhưng hoàng đế3795 đã có mệnh lệnh rồi, không thể chần chừ để lâu được. Vậy há nên vì tình riêng mà nhàm lời xin hoãn lại?”. Nhà vua bất đắc dĩ phải nhận làm lễ chịu phong. Trong bài sách phong có câu: “Phi thập hữu nhất đạo chí đề phong, nguyên phi lợi phù thổ địa-Tố bách ngũ thập niên chi chức cống, năng bất niệm kỳ tổ tông?” Nghĩa là “đối với sự mở bờ cõi gồm mười một đạo, vốn không phải vì ta có lợi tâm muốn chiếm lấy đất đai; suốt từ một trăm năm mươi năm lại đây, (nhà Lê) lúc nào cũng giữ chức phận, làm lễ tuế cống, thì sao lại không nghĩ đến tổ tông của tự tôn được”. Nhà vua cảm động và tin tưởng một cách sâu sắc vào những lời đó.
Luận công những người đi theo hộ giá, cho thăng chức có cao thấp khác nhau. Trị tội những kẻ đầu hàng giặc.
Nhà vua đã khôi phục được nước, bèn hạ lệnh thăng chức cho bầy tôi đi hộ giá:
– Phạm Đình Dữ lên bình chương sự, thượng thư bộ Lại.
– Lê Duy Đản và Vũ Trinh lên tham tri chính sự.
– Nguyễn Đình Giản lên thượng thư bộ Binh, tri Xu mật viện sự.
– Nguyễn Duy Hiệp và Chu Doãn Lệ lên đồng tri Xu mật viện sự.
– Trần Danh Án, lên phó đô ngự sử.
– Lê Quýnh lên Trung quân đô đốc, tước Trường phái hầu. Ngoài ra đều được thăng chức có cao thấp khác nhau.
Liền đó nhà vua sai trị tội những người hàng giặc:
– Ngô [Thì] Nhậm và Phan Huy Ích đều truất về làm dân.
– Nguyễn Hoãn bị bãi mất tước quận công.
– Phan Lê Phiên bị giáng xuống Đông Các học sĩ.
– Mai Thế Uông bị giáng xuống Tư huấn.
Phạm Như Tụy, trấn thủ Tuyên Quang, và Dương Bành, phò mã, đều bị bắt và giết chết, vì trước kia, khi giặc kéo đến, Tụy đầu hàng trước tiên, lại bắt hoàng đệ Duy Trù đưa cho giặc để giặc làm hại; còn Bành thì đưa quân giặc đuổi theo bức bách ngự giá.
Bấy giờ Ngô Tưởng Đào, Hiến sát phó sứ Kinh Bắc, vì có công giúp rập nhà vua, cũng được bổ dụng, nhưng tưởng đào lấy cớ mình già, từ chối, không nhận chức, có dâng sớ nói: “Vận trời đang gian truân, không ngờ bây giờ lại được trông thấy ánh sáng của mặt trời và mặt trời đó thực là phúc vô cùng của xã tắc. Nhưng việc binh cốt phải lanh lẹ chớp nhoáng, nếu cơ hội có thể nắm lấy để làm thì cần gì cứ phải một mực đưa vào ngoại binh, động một tý thì chậm trễ đến hàng tuần. Hiện nay, quân cần vương các lộ, ai chẳng muốn sẵn sàng liều chết để chiến đấu? Bây giờ quân giặc đã rút lui thì ta nên đem đại quân đuổi theo ngay khiến cho quân giặc điên cuồng không rãnh để tính toán mưu đồ gì cả. Thế là làm như sấm vang không kịp bịt tai. Hai xứ Thanh Nghệ nghe biết tin ấy, chắc cũng sẽ hưởng ứng cả. Văn Huệ xa cách ở phía nam Hoành Sơn, bọn Văn Sở lâm vào thế cô, không có cứu viện, tình thế bị ngăn cách, đường đất không thông đồng. Như vậy không quá mười ngày chúng sẽ có thể bị bắt đấy. Một khi vây cách của Văn Huệ bị cắt rồi thì có thể lần lượt quét sạch sào huyệt của hắn nữa. Cái cơ dấy nghiệp trung hưng chính là ở đó, ta không nên bỏ lỡ”.
Nhà vua cùng bọn Đình Giản trao đỗi bàn luận, ai nấy đều cho là phải. Nhà vua sai Lê Quýnh đến nói với Sĩ Nghị, nhưng Sĩ Nghị cho là không nên.
Bấy giờ hào kiệt bốn phương đua nhau trổ sức để làm việc, nhưng nhà vua chủ yếu chỉ dựa vào người Thanh. Khi chia ban quan chức, nhà vua chỉ trao cho các bầy tôi đi theo hộ giá và theo hầu ở hành tại, còn cựu thần và hào kiệt đều không được bổ dùng. Các bầy tôi cũng không ai nói đến việc ra quân để phục thù. Trong kinh và ngoài các trấn thảy đều chán nản và rời rạc. Cái cơ thành hay bại chỉ một mục tùy theo người Thanh mà thôi. Thế là việc nước không thể xoay sở được nữa.
Lời phê-Không dựa vào sức quân Thanh, e cũng chưa dể dàng đâu. “Nói thì dễ, làm thì khó”: xưa nay cùng chung một bệnh ấy. Lời chua-Phạm Như Tụy: Người Phúc Dương, huyện Hương Sơn, đỗ tạo sĩ.
Dương Bành: Người Phong Phú, huyện Thạch Hà.
Hoành Sơn: Phía nam giáp giới với huyện Bình Chánh thuộc Quảng Bình, phía Bắc giáp giới với huyện Kỳ Anh thuộc Nghệ An.
Phong hoàng đệ Duy Chi làm Dực vũ công.
Duy Chi từ Định Châu đem các phiên thần ở Cao Bằng và Thái Nguyên vào chầu. Nhà vua ban khen, nên có mệnh lệnh phong cho tước công ấy.
Sai các quan văn võ chia nhau liệu lý việc lương thực.
Bấy giờ luôn năm mất mùa, đói kém, nhất là năm này lại càng quá lắm. Quân lính nhà Thanh đóng ở kinh thành rông rỡ cướp bóc; dân chúng lại càng chán nghét. Triều đình đốc thúc lương quân, các châu và huyện đều không cung ứng. Nhà vua bèn sai các quan chia nhau làm việc này. Dân chúng có người đến nỗi phải khóc lóc mà dâng nộp. Đường tiếp tế lương thực cho quân Thanh thì xa, nên bao nhiêu lương và tiền mà triều đình thu được của dân đều đem cung đốn cho họ hết sạch. Còn vài vạn người vừa nghĩa binh các đạo vừa ưu binh Thanh Nghệ thì đều lòng không dạ trống đi theo việc binh nhung. Lòng người do đấy lại càng chia rẽ tan tác.
Lời phê-Ý trời đã bỏ qua, lòng người đã ly tán, sự thế đã hỏng từ lâu rồi. Có gì đáng trách? Hoàng thái hậu từ nhà Thanh về đến nước nhà.
Nhà vua có tính hẹp hòi, khắc nghiệt. Trong họ tôn thất có người phụ nữ lấy tướng giặc, đang có mang, cũng bị nhà vua sai mổ bụng chết. Lại sai chặt chân ba người hoàng thúc, quăng ra chợ cung (chợ ở trong cung)3796 . Lòng người dần dần ngờ vực, không nhất trí.
Khi về đấn Thăng Long, thái hậu nghe biết những việc làm ngang ngược của nhà vua, chỉ thưởng hay phạt theo một chiều bằng tình cảm riêng mình yêu hay ghét, bà nổi giận nói: “Trải bao cay đắng, ta mới cầu xin được quân cứu viện sang đây, nước nhà phỏng chừng chịu được bao phen phá hoại bằng cách đền ơn báo oán thế này! Thôi diệt vong đến nơi rồi!” Rồi bà gào khóc, không chịu vào cung. Bầy tôi theo hầu là Nguyễn Huy Túc, phải khuyên giải mãi, thái hậu mới thôi.
Lời phê-Hiền thay, bà mẹ này! Thật không thẹn với Thân Bao Tư xưa3797 . Dùng Nguyễn Huy Túc làm Binh bộ thị lang, đồng bình chương sự.
Nhà vua cho rằng Huy Túc có công đi theo hộ giá thái hậu, nên cất nhắc lên làm chức này.
Nguyễn Văn Huệ tự xưng là hoàng đế, lại rầm rộ đem quân ra cướp Bắc Hà.
Tin báo của Văn Sở đưa đến, nói quá nghê gớm về thanh thế của quân nhà Thanh. Văn Huệ cười mà rằng: “Việc già mà cuống quýt lên vậy? Chúng nó chỉ tự đến để đi tới chỗ chết thôi. Ta hãy lên ngôi, làm cho danh nghĩa được quang minh chính đại để giàng buộc lấy lòng người trong Nam và ngoài Bắc trước đã, rồi sẽ ra bắt sống chúng nó cũng chưa muộn nào!” Văn Huệ bèn chọn ngày tốt, tiến làm lễ tế trời ở Bân Sơn, rồi xưng hoàng đế, đổi niên hiệu Thái Đức3798 năm thứ 11 làm niên hiệu Quang Trung năm thứ nhất (1788).
Ngay ngày hôm ấy, Văn Huệ lùa hết quân sĩ ở tế đàn vượt sông ra Bắc. Khi qua Nghệ An và Thanh Hoa, lấy thêm quân lính đến 8 vạn người, bèn tạm đóng quân ở Thọ Hạc, trước hãy sai người ruỗi ngựa đưa thư đến Sĩ Nghị dể xin đầu hàng. Lời lẽ trong thư rất là nhũn nhặn, khiêm tốn.
Lời chua-Bân Sơn: Ở địa phận xã An Cựu, huyện Hương Trà.
Thọ Hạc: Thuộc huyện Đông Sơn, nay là địa phận tỉnh Thanh Hoa.
Kỷ Dậu, năm thứ 3 (1789). (Thanh, năm Càn Long thứ 54).
Mồng một, tháng giêng, mùa xuân. Hai mặt trời cùng đấu nhau.
Quân nhà Thanh đấu nhau với Nguyễn Văn Huệ ở địa phận hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì, bị thua: bọn đề đốc Hức Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long, tả dực Thượng Duy Thăng và tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống đều chết trận; Tôn Sĩ Nghị phải chạy về Quảng Tây.
Sĩ Nghị từ khi qua cửa ải, đến đâu được đấy, có ý khinh địch, lấy được Thăng Long rồi, Sĩ Nghị tự cho rằng thế là xong việc. Những hào kiệt ở các trấn đi ứng nghĩa đều đua nhau đến cửa quân xin Sĩ Nghị tiến binh, nhưng đều bị bỏ qua, không được hỏi đến. Kịp khi được thủ chiếu của vua Thanh ra lệnh cho Sĩ Nghị phải khôi phục hết đất đai cho Lê vương, mới được rút quân về, Sĩ Nghị bây giờ mới tính đến mưu kế tiến hành.
Đến đây, quân Văn Huệ kéo đến đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn), nhà vua được tin, lấy làm lo sợ, hỏi Sĩ Nghị về mưu kế, Sĩ Nghị nói: “Ta cứ lấy thế thong thả để chờ đợi ứng phó với kẻ đang nhọc nhằn, cần chi phải hấp tấp đánh vội”. Thế rồi Sĩ Nghị dương dương tự đắc, không để ý đến nữa.
Giặc ruỗi dài ra Bắc, không có lấy một người hay một quân kỵ nào chống lại cả. Khi giặc đã đến Sơn Nam, Sĩ Nghị sai đề đốc Hứa Thế Hanh đem quân tứ dực đi trước, chia đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi để chống cự lại.
Ngày 4, tháng giêng ấy, quân lưu động của giặc đến trước, hễ đánh trận nào thì thua luôn trận ấy. Sĩ Nghị rất coi khinh.
Hồi trống canh năm sớm hôm sau. Văn Huệ xắn tay áo đứng dậy, đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên. Chính Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn trăm voi khỏe đi trước. Tờ mờ sáng, quân Thanh lùa toán quân kỵ tinh nhuệ ồ ạt tiến. Chợt thấy bầy voi, ngựa quân Thanh đều sợ hãi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau. Giặc lại lùa voi xông đến: quân Thanh, trong cơn gấp rút, không cứu nhau được, ai nấy rút vào trong lũy cố thủ. Bốn mặt đồn lũy quân Thanh đều cắm chông sắt, súng và tên bắn ra như mưa. Giặc dùng những bó rơm to lớn để che đỡ mà lăn xã vào, rồi quân tinh nhuệ tiến theo sau. Kẻ trước ngã, người sau nối, thảy đều trổ sức liều chết mà chiến đấu. Các lũy quân Thanh đồng thời tan vỡ và quân Thanh đều chạy. Giặc đuổi đến đồn Nam Đồng, thừa thắng, ập lại giết chết. Quân Thanh bị chết và bị thương đến quá nửa. Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long và tả dực Thượng Duy Thăng đều chết trận. Sầm Nghi Đống đóng đồn ở Loa Sơn (tục gọi Đống Đa), bị một tướng khác của giặc đánh. Quân cứu không có, Nghi Đống phải tự thắt cổ chết. Toán thân binh của Nghi Đống cũng tự ải chết theo đến vài trăm người.
Bấy giờ, đương ở nơi màn tướng, thình lình được tin quân giặc đã bức bách gần Thăng Long. Sĩ Nghị không biết xoay sở ra sau, bèn nhổ đồn lũy, vượt qua sông chạy. Cầu gãy, người bị chết vô kể.
Lời phê-Triều vua Càn Long là thời rất cường thịnh, thế mà ủy nhiệm không được người tài giỏi (nên mới hỏng việc). “Quân đã kêu rông thì tất bại trận”. Lời cổ ngữ nói thật không sai. Nhưng cũng vì vận nhà Lê đã hết, cổ ngữ nói thật không sai. Nhưng cũng vì vận nhà Lê đã hết, khó cứu vớt được, âu cũng bởi trời.
Lời chua-Xã Hà Hồi3799 : Thuộc huyện Thượng Phúc.
Xã Ngọc Hồi3800 : Thuộc huyện Thanh Trì.
Trại Nam Đồng: Thuộc huyện Vĩnh Thuận. Các đất trên đây đều thuộc Hà Nội.3801
Nhà vua chạy sang nhà Thanh. Bầy tôi là bọn Nguyễn Viết Triệu 25 người đi theo. Nhà Lê mất.
Bấy giờ nhà vua đang hội kiến với Sĩ Nghị ở nơi màn tướng3802 , có tám người theo hầu là Hoàng Ích Hiểu, Nguyễn Quốc Đống, Lê Hân, Phạm Như Tùng, Nguyễn Viết Triệu, Phàm Đình Thiện, Lê Văn Trương và Lê Quý Thích3803 , thì chợt được tin bại trận đưa đến. Sĩ Nghị rút chạy. Nhà vua cũng cưỡi ngựa cùng đi với Sĩ Nghị lên phía Bắc. Riêng Viết Triệu cầm cương ngựa đi theo nhà vua. Nhà vua sai bọn Hoàng Ích Hiểu gấp về nội điện, hộ vệ thái hậu và nguyên tử vượt qua sông. Hoàng đệ Duy Chi hộ vệ bọn hoàng phi và cung tần đến bến sông, thì cầu gãy, không qua sông được, phải hướng về phía tây mà chạy trốn.
Nhà vua đến trấn Nam Quan. Các bầy tôi đi theo cũng lục tục đến. Nhà vua từ tạ với Sĩ Nghị rằng: “Tôi không giữ nổi xã tắc, tự biết sĩ nhục là phải phiền ngài đem quân sang cứu. Tôi lấy làm cảm kích vô cùng. Nay ngài lại bỏ tôi mà đi, tôi không dám lại nhàm làm phiền ngài nữa. Tôi xin trở về nước, lặt lượm quân và dân để toan tính cử sự sau này”. Sĩ Nghị nói: “Đã tâu xin thêm quân rồi. Chẳng bao lâu, đại quân sẽ đến”. Nhân đó Sĩ Nghị mời nhà vua vào yên nghĩ trong thành Quế Lâm. Nhà vua theo lời.
Rồi đó, vua Thanh sai các thần3804 Phúc Khang An làm tổng đốc Lưỡng Quảng, đề đốc binh mã chín tĩnh. liệu lý công việc An Nam.
Tháng 2, Khang An đến mạc phủ Thái Bình thuộc Quảng Tây. Văn Huệ sai bầy tôi là Ngô [Thì] Nhậm lén sang nhà Thanh để xin đầu hàng và tạ tội. Lại đem nhiều vàng lót cho Khang An, nài xin Khang An dàn xếp cho. Khang An đã được nhiều của lót, lại lấy làm mai rằng nếu thôi việc dấy quân thì được ung dung vô sự, bèn tâu xin vua Thanh nên nhân đó cho Văn Huệ được thông hiếu, đừng gây hấn ở ngoài biên giới nữa. Vua Thanh y theo.
Bấy giờ các bầy tôi tòng vong đã lần lượt kéo đến:
– Hoàng thúc Lê Duy Án từ cửa ải Đồng Du đi sang;
– Bọn Đinh Nhạ Hành và Đinh Lệnh Dận hơn mười người từ trấn Long Môn thuộc Khâm Châu đi sang;
– Trần Huy Lâm, Lê Doãn, Lê Hạo và Phan Khải Đức3805 từ trấn Nam Quan đi sang;
– Bọn Bế Nguyễn Cung và Bế Nguyễn Doãn từ ải Cao Bằng đi sang.
Khang An bèn dùng Đinh Nhạ Hành làm thủ bị ở Toàn Châu, Phan Khải Đức làm đô ty ở Liễu Châu, còn mọi người đều tùy chỗ mà cho đi cư trú yên phận. Riêng bọn Lê Duy Án, Trần Huy Lâm, Lê Doãn và Lê Hạo thì bị đưa vào Thành Quế Lâm theo ở tại chỗ nhà vua.
Tháng 4, Khang An về đến Quế Lâm, nói thác ra rằng trời hè đang nắng nóng, hãy tạm nghĩ việc quân, đợi sang mùa thu, sẽ lại điều khiển. Khang An lại lừa gạt nhà vua rằng: “Thời kỳ xuất quân không xa đâu. Tự vương3806 sẽ phải chính mình thống suất các thuộc tướng đi trước dẫn đường. Có điều là đồ mặc của An Nam vốn bị Tây Sơn coi khinh. Việc hành binh cốt phải trí trá. Chi bằng Tự vương hãy tạm gióc tóc, thay đỗi đồ mặc để đánh lạc tai mắt quân giặc trong khi hành binh. Đợi khi đã khôi phục được nước rồi, bấy giờ sẽ lại giữ theo lề thói bản quốc như cũ”. Nhà vua không dè bị gạt, cũng gắng gượng làm theo. Phàm người nước ta trước hay sau đã sang bên Thanh bấy giờ đều bị Khang An bắt gióc tóc và thay đỗi đồ mặc. Rồi Khang An liền mật tâu với vua Thanh rằng Lê Tự vương tình nguyện ở yên bên Trung Quốc, không có ý muốn xin quân cứu viện nữa. Vậy xin tiếp nhận sứ giả Tây Sơn.
Các thần Hoà Thân ngấm ngầm ở trong ủng hộ cho kiến nghị ấy của Khang An, cố sức khuyên vua Thanh nên bãi binh. Vua Thanh cho lời tâu ấy là phải, bèn ra sắc mệnh phong Văn Huệ làm An Nam quốc vương, rồi triệu nhà vua và các bầy tôi trước sau theo sang tòng vong đều cho phép lục tục vào cả Yên Kinh3807 . Khang An lại gọi bọn Lê Quýnh, Lê Doãn Trị, Trịnh Hiến và Lý Gia Du vài mươi người đến Quảng Tây dụ bảo gióc tóc và thay đỗi đồ mặc. Bọn Lê Quýnh đáp lại rằng: “Được ơn vời đến đây, chúng tôi chưa được nghe ngài dạy bảo rõ ràng gì cả, thế mà nay chỉ bắt chúng tôi gióc tóc thì há phải là ý muốn ban đầu của bọn Quýnh này chạy vạy hàng hai, ba ngàn dặm sang đây để nhận lãnh lệnh truyền ấy đâu? Đầu chúng tôi có thể chặt được, chứ tóc chúng tôi không thể gióc được”. Khang An giận, cho đưa luôn cả bọn Quýnh lên Yên Kinh.
Bọn Quýnh đi đến Sơn Đông thì vừa gặp vua Thanh đi tuần du ở phía Đông. Vua Thanh triệu bọn Quýnh vào yết kiến, dụ bảo rằng: “Chúa nhà các ngươi đã tình nguyện yên phận ở lại Trung Quốc rồi, các ngươi đã một niềm theo vua thì khá lập tức gióc tóc và thay đỗi lối ăn mặc để đợi lựa chọn bổ dùng”. Lê Quýnh từ tạ mà rằng: “Muôn dặm đi tòng vong, chúng tôi xin được giữ theo quốc tục để vào yết kiến quốc vương một chút đã, rồi sau sẽ xin vâng theo chỉ dụ gióc tóc cũng chưa muộn”. Vua Thanh khen nói: “Thật là trung thần của họ Lê”. Nhưng vẫn cho đưa bọn Quýnh vào Yên Kinh. Về sau, vì không chịu gióc tóc, Lê Quýnh bị khép vào tội chống mệnh lệnh vua Thanh, bị giam ở ngục Bắc Sở thuộc tu Thận Hình.
Tháng giêng, mùa xuân, năm Canh Tuất (Thanh, năm Càn Long thứ 55)3808 nhà vua từ Quảng Tây lên Yên Kinh. Đinh Nhạ Hành và các bầy tôi khác liền đó cũng đều được vời đến. Ở lại Yên Kinh được vài ngày, thì thấy Kim Giản, đô thống Nhương Hoàng Kỳ, vâng chiếu chỉ vua Thanh, ban cho nhà vua bộ mũ áo tam phẩm và được cha truyền con nối chức tá lãnh. Nhà vua biết sự đã rồi, không làm sao được, đành phải gắng gượng nhận lãnh. Kịp khi vua Thanh đi tuần du phía đông đã quay về, lại dùng Phan Khải Đức làm kiêu kỵ hiệu, Đinh Nhạ Hành và Phạm Đình Thiện làm lãnh thôi; còn mọi người khác đều được cấp cho lương tháng 3 lạng bạc và một thạch gạo.
Nhà vua căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định, nương nhờ triều ta3809 để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.
Vua tôi bàn nhau cứ phủ phục ở sân rồng mà khẩn khoản yêu cầu; nếu có xảy ra sự gì bất trắc thì sống chết cùng liều.
Trước hết, các bầy tôi đến chỗ ở của Kim Giản báo cho Kim Giản biết. Kim Giản mời họ vào để yên ủi và nói: “Hãy tạm lui về quán trọ, đợi sẽ thương lượng sau”. Kim Giản bèn mưu bàn với Hòa Thân; phân tán vua tôi mỗi người một ngả.
Tháng 4, mùa hạ, năm Tân Hợi (Thanh, năm Càn Long thứ 56)3810 , nhà Thanh cho đem:
– Hoàng Ích Hiểu đi Y-Lê3811 .
– Lê Hân đi Phụng Thiên3812 .
– Phạm Như Tùng đi Hắc Long Giang3813 ;
– Nguyễn Quốc Đống đi Các Lâm3814 ;
– Bọn Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Nguyễn Hùng Trung, Đàm Thận Xưởng và Lê Văn Trương đi Nhiệt Hà3815 và Trương Gia Khẩu3816 .
Riêng Phạm Đình Thiện và Đinh Nhạ Hành vẫn cho ở lại Yên Kinh để hầu hạ hộ vệ nhà vua.
Do sự lo buồn căm phẫn nung nấu trong lòng, nhà vua từ lúc hãy còn mờ sáng, đã vội ruỗi ngựa vào nhà Kim Giản, muốn vì các bầy tôi mà kể khổ. Bấy giờ Kim Giản đang hầu vua Thanh ở vườn Viên Minh. Nhà vua kịp phi ngựa vào cổng vườn. Tên canh vườn sợ3817 [động đến tai vua Thanh], bèn giằng lấy ngựa, dìu nhà vua lên xe. Người hầu ngựa (mã đồng) là Nguyễn Văn Quyên níu lấy cương ngựa, kêu lên rằng: “Chúng bay vô lễ! Dám làm nhục quốc vương ta”. Văn Quyên liền lấy gạch ở trong sân ném tên canh vườn. Tên này bèn kéo đàn kéo lũ đến đánh. Văn Quyên bị đánh đến gần chết, rồi lại phải đưa đến
ty Thận Hình. Hơn một tháng sau, Văn Quyên mới được phép trở về doanh trại, rồi vì những thương tật ấy, bị bệnh mà chết.
Tháng 5, mùa hạ, năm Nhâm Tý (Thanh, năm Càn Long thứ 57)3818 , nguyên tử qua đời3819 . Nhà vua, do đó, se mình. Ngày Ất Tỵ (ngày 16) tháng 10, mùa đông, năm Quý Sửu (Thanh, năm Càn Long thứ 58)3820 , nhà vua bệnh kịch, cho vời bọn Duy Khang, Đình Thiện và Nhạ Hành đến, trối trăng: “gặp lúc vận nhà không may, ta không biết liều chết giữ lấy xã tắc, phải nhờ đậu quê người đất khách để mưu tính việc khôi phục, chẳng dè bị người lừa gạt đến nổi phải uất hận đến thế này, thật là ở vào tình thế không biết xoay sở ra sao được! Một ngày kia, bọn các ngươi nếu có ai về được nước nhà thì nên đem nắm xương tàn của ta về táng để tỏ ý nghĩa quay đầu về núi”. Các bầy tôi khóc lạy, xin vâng theo mệnh lệnh. Đoạn, nhà vua tắt nghĩ3821 .
Vua Thanh sai táng vua Lê bằng nghi lễ công tước ở chỗ Tướng đài oa ngoài cửa Đông trực môn, cho con nuôi vua Lê là Lê Duy Khang được thế lập chức tá lãnh.
Các bầy tôi đều để trở theo lễ đã quy định, thay phiên nhau đến thủ hộ tại nơi phần mộ nhà vua.
Viết Triệu ở Nhiệt Hà được tin cáo phó, bèn đặt bài vị nhà vua tại chỗ mình ở, lạy, khóc rất thảm thiết. Nhân đó, Viết Triệu bị bệnh mà chết.
Tháng 11, mùa đông, năm Kỷ Mùi (Thanh, năm Gia Khánh thứ 4)3822 , thái hậu cũng vì lo buồn mà chết.
Năm ấy3823 , vua Thanh sai thả bọn Lê Quýnh ra khỏi ngục, từ đầu tóc đến ăn mặc đều được để cho tùy tiện3824 .
Năm Nhâm Tuất (1802), niên hiệu Gia Long thứ 1 triều ta3825 . (Thanh, năm Gia Khánh thứ 7). Thế tổ Cao hoàng đế ta3826 diệt được Tây Sơn, thống nhất bờ cõi, sai sứ sang thông hiếu với nhà Thanh. Nhân đó các bầy tôi nhà Lê dâng biểu xin trở về nước nhà.
Năm Giáp Tý (1804), niên hiệu Gia Long thứ 3 (Thanh, năm Gia Khánh thứ 9), vua Thanh cho phép đưa linh cửu vua Lê, thái hậu và nguyên tử về nước. Tháng 2, mở quan ván ra, thì thấy: vua Lê, da thịt đều tiêu cả, chỉ riêng có quả tim vẫn không nát, hãy còn rướm máu tươi đỏ như lúc sống. Ai trông thấy cũng phải xót xa, kinh ngạc.
Tháng 8, đến trấn Nam Quan. Tháng 9, về đến thành Thăng Long (hoàng phi Nguyễn Thị, trước đây lánh loạn, ngầm ẩn náu ở vùng Kinh Bắc; đến bây giờ, đi đón quan tài vua Lê, hộ tống chầu hầu cho về đến Thăng Long thì uống thuốc độc tự tử).
Tháng 11. Táng nhà vua ở lăng Bàn Thạch (cho Viết Triệu và Văn Quyên phụ táng).
Tháng 2, năm Giáp Thân (1884), niên hiệu Kiến Phúc thứ 1 (Thanh, năm Quang Tự thứ 10), truy đặt tên thụy cho nhà vua là Mẫn hoàng đế. (Trước đây, nhà vua chạy sang nhà Thanh, người nước ta gọi
nhà vua là Xuất đế, hay là Chiêu Thống đế, còn bài vị thờ trong miếu nhà Lê ở thôn Kiều Đại thuộc tỉnh Thanh thì đề là Nghị hoàng đế. Tên thụy này có lẽ là do bầy tôi tòng vong đặt riêng cho chăng. Dực Tông Anh hoàng đế (Tự Đức) ta có lời phê [về Lê Mẫn Đế] để bảo cho mọi người biết, đại lược nói: “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! Vậy nên truy đặt tên thụy là Mẫn Đế”. Việc này đã được giao xuống cho đình thần bàn luận; đến đây truy đặt tên thụy như thế, là tuân theo mệnh lệnh đã ra sẵn từ trước. Trong bài sách văn đặt tên thụy có câu: “Cơ đích nhị tam thần bộc, Phú trung lộ hề hồ vi! Thê trì nhất thập dư niên, khống đại bang nhi thùy cực!” Và “Mỹ thường giả mệnh, nan vi phục hạ chỉ Thiếu Khang; Bất tử kỳ tâm, vô quý tuận Minh chi Trang liệt”3827 .
Nhà Lê trên đây từ Thái Tổ, Mậu Tuất, năm thứ 1 (1418)3828 đến Chiêu Tông, năm Bính Tuất. Quang Thiệu thứ 11 (1626) cộng 9 đời vua gồm 109 năm. Phụ vào đó. Mạc Đăng Dung 3 năm, Đăng Doanh 3 năm, Hậu Lê từ Trang Tông, năm Quý Tỵ. Nguyên Hòa thứ 1 (1533), đến Mẫn Đế năm Kỷ Dậu, Chiêu Thống thứ 3 (1789), cộng 16 đời vua, gồm 257 năm, tổng cộng tất cả là 372 năm.
Lời phê I: Nhà Lê từ Thái Tổ sáng lập cơ nghiệp, truyền nối chưa được mấy đời, chỉ có Thánh Tông được kể là rất thịnh trị, còn các vua khác đều mờ tối, ươn hèn, không đáng đếm xỉa. Từ khi trung hưng về sau, chính quyền về cả trong tay họ Trịnh, nhà Lê chỉ có suông. Lúc khai sáng thì chính đại và gian nan như vậy, đến sau truyền ngôi thì rối ren còi cõm như kia, không biết việc báo ứng ra thế nào nhỉ? Hay là quy mô lập quốc còn có chỗ chưa được tốt chăng? Nhưng nhà Lê truyền đời được lâu dài, vượt hẵn nhà Lý, nhà Trần trước thì do công đức của Thái Tổ mà được thế chăng? Lời phê II3829 -Nào đâu là “giãi tỏ nghĩa cả” như lời đã nói nữa! Hoặc giả vua Càn Long vì già nua lẫn cẫn, bị bọn gian thần phỉnh gạt3830 hay là chỉ vì háo danh mà không có sự thật chăng? Lời phê III3831 -Nghìn năm hãy còn chua xót. Lời cẩn án-Nhà Lê từ Thái Tổ (1428-1433) khởi nghĩa Lam Sơn, phá giặc Minh, kiết thiết đất nước, cảm hóa được kẻ hung tàn, bãi bỏ được hình phạt giết chóc3832 , rộng cứu sinh dân, công đức cao dầy như trời đất, sánh với những triều đại từ Lý, Trần về trước, thật chưa đời nào có được như vậy. Truyền vài đời đến Thánh Tông (1460-1497): ở trong nước thì sửa sang văn trị, đối với ngoài thì lừng lẫy võ công; rực rỡ hiển hách làm cho sự nghiệp đời trước được sáng tỏ thêm. Kể cũng gọi là thịnh trị đấy. Từ đời Uy Mục (1505-1509) trở về sau diễn mãi những trò tranh cướp giết hại lẫn nhau, vận nhà Lê, do đó, giữa vời suy đồi. Họ Mạc nhân dịp, tiến lấn bề trên. Mà nhờ được ý trời chưa thay đỗi, Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế3833 ta đứng đầu xướng xuất khởi nghĩa, đón Trang Tông (1533-1548) mà lập làm vua: chính thống lại được tỏ sáng, kỷ cương lại được đứng đắn, công nghiệp trung hưng lừng lẫy rực rỡ hàng ngàn đời. Họ Trịnh dựa vào cơ đồ đã gần thành tựu, chuyên nắm quyền bính trong nước, vua Lê chỉ giữ
có chiếc ngai suông, không ai dám nói sao cả. May thay danh phận hãy còn, cả nước cùng tôn vua Lê làm cộng chủ3834 . Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Vĩnh Thịnh (1705-1719), bốn phương vô sự, trong nước hơi yên; thế cũng là cuộc thịnh vượng trong một thời như đời vua Thiếu Khang nhà Hạ. Hiển Tông (1740-1786), sau khi bị giam cầm, vào nối nghiệp lớn, biết kín đáo giữ mình, thuận lựa theo chiều biến cố, ung dung lặng lẽ, không thi thố gì, làm cho Trịnh Sâm dẫu ngạo nghễ, càn bậy rông rỡ, lấn ép đến đâu cũng không dám giở hết mọi ngón độc ác, nên Hiển Tông mới ở ngôi được hơn 40 năm. Họ Trịnh vô đạo, bị trời tước đoạt mất quyền soi xét: hấn khích nỗi ở trong nhà, quân sĩ sinh ra
kêu rông ngang ngược. Giặc Chỉnh nhân dịp, dẫn quân ngoài đến phá hoại nước nhà. Thế là Trịnh mất rồi Lê cũng đổ theo. Kể từ khi nhà Lê suy yếu, tự mình không phấn chấn lên được, họ Trịnh đời này qua đời khác làm mãi những sự hung bạo, nhiều lần rông rỡ lấn hiếp, nhưng cuối cùng cũng không dám chiếm lấy [ngôi vua] mà vơ làm của mình, để nhà Lê còn được truyền đời lâu dài đến hơn 200 năm, có lẽ cũng vì ở trong Nam, các thánh vương triều ta3835 gây dựng cơ sở, nêu cao nhân nghĩa, tiếng tăm thiêng liêng thấm khắp mọi nơi, có đủ cớ để làm tiêu tan tấm lòng ngấp nghé của họ Trịnh, nên Trịnh mới sợ mà không dám làm đó thôi. Mẫn đế (1787-1789) gặp lúc thời vận không may, mà bọn người giúp rập lại không có tài như
những tay phò tá ở những đời trung hưng xưa, cho nên dẫu muốn không bị diệt vong phỏng có được chăng? Nhưng, trong một thời bôn ba, vua thì nêu được nghĩa cả, tôi thì giữ được trung trinh, lòng thành khẩn làm cho người Thanh phải cảm động, rạng rỡ sử sách, nếu không phải là do tổ tông nhân hậu lập quốc, ơn đức lưu truyền sao được đến thế? Lời chua-Hoàng Ích Hiểu: Người Phong Nẫm, châu Thượng Lang3836 .
Phạm Như Tùng: Người An Lão3837 , huyện Thư Trì.
Nguyễn Viết Triệu: Người Thanh Thủy3838 , huyện Nam Đường.
Lê Văn Trương: Người Nghĩa Động3839 , huyện Nam Đường.
Lê Hạo: Người An Ấp, huyện Hương Sơn3840 .
Lê Quy Thích: Người Động Bàng, huyện An Định3841 .
Đinh Lệnh Dận: Người Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng3842 .
Trần Huy Lâm: Người Nam Trực, huyện Nam Chân3843 .
Lê Doãn: Người Đồng Trạch3844 , huyện Quỳnh Côi.
Bế Nguyễn Cung, Bế Nguyễn Doãn: Bầy tôi biên giới ở Cao Bằng.
Lê Doãn Trị: Người Đại Mão3845 , huyện Siêu Loại, là em Lê Quýnh.
Trịnh Hiến: Người Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc3846 , khoảng năm Gia Long (1802-1819), làm quan đến tham tri bộ Binh.
Nguyễn Đình Miên: Người Hương Ngạnh, huyện Từ Liêm.
Lê Tùng: Người Tây Tựu3847 , huyện Từ Liêm.
Lê Thức: Người Đáp Cầu, huyện Hoằng Hóa3848 .
Nguyễn Hùng Trung: Người Bình An3849 , huyện Thư Trì.
Đàm Thận Xưởng: Người Hương Mặc3850 , huyện Đông Ngàn.
Lý Gia Du: Người Thụy Lôi3851 , huyện Kim Bảng, khoảng năm Gia Long, làm quan đến thị trung học sĩ, rồi được trao chức cai bạ ở Quảng Đức doanh.
Nguyễn Văn Quyên: Người Bố Vệ, huyện Đông Sơn3852 .
Hoàng phi Nguyễn Thị: Tên là Kim, người Tì Bà3853 , huyện Lang Tài.
Lăng Bàn Thạch: Xem Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 47 (Chb. XLVI, 27).
Thăng Long: Xem Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 1 (Chb. II, 11).
Dịch xong ngày 28 tháng 3 năm 1960.
3689 Nay là xã Long Biên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
3690 Tức thái tử Lê Duy Vĩ.
3691 Chỗ điện riêng dành cho nhà vua cư trú và nghĩ ngơi trong lúc thường.
3692 Nay thuộc xã Văn Phúc, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
3693 Nay là thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hoa.
3694 Nay là thôn Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
3695 Nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3696 Nay thuộc xã Lâm Thao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.
3697 Nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
3698 Nay là thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
3699 Tục gọi làng Lủ, nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3700 Nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hưng Yên.
3701 Một chức quan ở các lộ đời Tống: làm chuyển vận sứ kiêm giữ cả việc giám sát về tư pháp.
3702 Nguyễn Văn Nhạc xưng vương, đặt niên hiệu là Thái Đức từ năm 1778, đến năm 1787 này mới xưng là hoàng đế.
3703 Văn Nhạc ra Thăng Long năm Bính Ngọ (1786) đem Văn Huệ cùng về Nam (Xem Chb. XLV, 27, 29).
3704 Thuộc tỉnh Nghệ An.
3705 Nam Đường sau đỗi Nam Đàn.
3706 Nay thuộc Hà Tây.
3707 Lạc Đạo, Như Kinh: Nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Phú Thị: Nay thuộc xã phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
3708 Thuộc tỉnh Hải Dương.
3709 Hiển Tông là ông nội đã qua đời của Lê Chiêu Tông, nên gọi là “hoàng tổ khảo”.
3710 Tự Đức có ý nhắc lại để mỉa mai ở chỗ trên chép Hoàng Phùng Cơ là “danh tướng” (Xem Chb. XXXVIII, 40).
3711 Nay thuộc xã Nam Anh và xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3712 Nay là thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
3713 Nay huyện Quế Dương hợp nhất huyện Võ Giàng thành huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
3714 Nay là Bắc Kinh, Trung Quốc.
3715 Nay là xã Đông Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
3716 Nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3717 Nay là thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
3718 Nay là thôn Đông Hồ, xã Sông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3719 Nay thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
3720 Nay là một phần huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3721 Nay là huyện Cát Hải, T.P. Hải Phòng.
3722 Nay là một phần huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
3723 Nay là Hữu Lũng, thuộc tỉnh Lạng Sơn.
3724 Chức quan ở viện Xu mật.
3725 Nay là thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3726 Nay là thôn Bình Dân, xã Tân Dân, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
3727 Hán văn và Gián khẩu độ. Nay, thuộc Ninh Bình.
3728 Con cả của Lê Chiêu Thống.
3729 Nay là thôn Tỳ Bà, xã Phú Hòa, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.
3730 Tên là Nguyễn Thị Kiêm.
3731 Nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
3732 Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
3733 Tức sông Cà Lồ.
3734 Nay là thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
3735 Nay là thôn Gia Thụy, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
3736 Nay là thôn Đại Mão, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3737 Nay là thôn Dương Lâm, xã An Dương, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3738 Nay thuộc tỉnh Nghệ An.
3739 Sông Cà Lồ.
3740 Nay hai huyện này đều thuộc tỉnh Bắc Giang.
3741 Nay là thôn Mục Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3742 Một chức quan có nhiệm vụ trông coi quân lính đánh trận.
3743 Làng dân chài ở nơi sông nước.
3744 Chỉ Lê Chiêu Thống.
3745 Nay là xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3746 Nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
3747 Cương mục in lầm là Vĩnh Trị.
3748 Sông Cà Lồ.
3749 Chỉ Lê Chiêu Tông.
3750 Chỉ nhà Tây Sơn.
3751 Nguyên văn là “diên lâm chi họa”, do chữ trong sử Nam Bắc Triều: “Sở quốc vong viên, họa diên lâm mọc”, nghĩa là nước Sở mất vượn, vạ lây đến cây trong rừng. Đây ý nói nếu Đình Tuấn để Chiêu Thống trốn mất thì sẽ bị tai vạ hình phạt nguy đến thân!
3752 Nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3753 Nay thuộc xã Nhân Thắng, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.
3754 Nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Giang.
3755 Nay là huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
3756 Cương mục in lầm là năm thứ 10.
3757 Nay là thôn Phù Than, xã Cao Đức, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.
3758 Tỉnh Hải Dương.
3759 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.
3760 Nay là thôn Đan Hội, xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3761 Phượng Nhãn và Yên Dũng nay thuộc Bắc Giang.
3762 Tù trưởng ở biên giới.
3763 Nơi nhà vua ở khi đi tuần du (theo ý nghĩa trang trọng lúc bình thì). Thực tế ở đây thì là ở chỗ lánh nạn của Lê Chiêu Thống.
3764 Như dân quân.
3765 Cương mục in lầm là Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 39.
3766 Nay là Bắc Kinh, Trung Quốc.
3767 Nay là huyện Thủy Nguyên. T.p. Hải Phòng.
3768 Nay là huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
3769 Chỉ vua Thái Đức Nguyễn Văn Nhạc.
3770 Nay Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam.
3771 Nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
3772 Cương mục vì kiêng tên Tự Đức, chép là Ngô Nhâm.
3773 Nguyễn Du này là người Văn Xá, huyện Thanh Oai (Hà Đông), khác với Nguyễn Du tác giả truyện Kiều.
3774 Nay là thôn Dũng Quyết, xã Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
3775 Nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
3776 Nay là thôn Hoài Bão, xã Liên Bảo, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
3777 Tỉnh Hà Tây.
3778 Tức làng Mọc, nay là đất cát phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc và Nhân Chính, quận Thanh Xuân. T.P Hà Nội.
3779 Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
3780 Nay là thôn Gia Thụy, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
3781 Nay là thôn Yên Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
3782 Quảng Đông và Quảng Tây.
3783 Chỉ việc vua nhà Thanh định tâm lợi dụng danh nghĩa cứu Lê để mưu chiếm lấy Việt Nam.
3784 Vân Nam và Quý Châu.
3785 Nay đổi là Mục Nam quan.
3786 Gồm cả Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
3787 Tức sông Thương.
3788 Sông Cà Lồ.
3789 Lối đánh bất ngờ, cho quân xuất kỳ bất ý, đột kích vào đối phương.
3790 Chỗ viên tướng đóng, có màn vây trướng che, ở doanh trại tạm trú trong khi hành quân, theo lối xưa. Đây chỉ nơi Sĩ Nghị đóng.
3791 Tục gọi Tây Luông.
3792 Yên Dũng nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
3793 Đất Phượng Nhãn đời Trần là Long Nhãn, Phượng Sơn. Đầu đời Lê nhập thành Phưỡng Nhỡn. Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
3794 Chỉ các lăng miếu của các nhà vua Lê ở Thanh Hóa.
3795 Chỉ Càn Long, vua nhà Thanh.
3796 Lời chua của sử Cương mục.
3797 Người nước Sở đời Xuân Thu, Bao Tư khóc suốt bảy ngày ở sân nhà Tần để xin quân cứu viện, được người Tần giúp đánh giặc Ngô cho Sở khôi phục được nước.
3798 Thái Đức (1778-1788), niên hiệu của Nguyễn Văn Nhạc, vua đầu triều Tây Sơn.
3799 Nay thuộc xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
3800 Nay là thôn Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
3801 Nam Đồng hiện nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
3802 Xem chú giải số 3 ở Chb. XLVII, 35.
3803 Đừng lẫn với Pham Quý Thích, hiệu là Lập Trai.
3804 Bầy tôi trong nội các phong kiến.
3805 Phan Khải Đức trước làm trấn thủ Lạng Sơn, đầu hàng giặc Thanh ngay từ lúc bọn Tôn Sĩ Nghị và Hức Thế Hanh kéo sang xâm lược (xem Chb. XLVII, 34).
3806 Chỉ Lê Chiêu Tông.
3807 Nay là Bắc Kinh.
3808 Tức là năm 1790.
3809 Chỉ triều Nguyễn.
3810 Tức là năm 1791.
3811 Một trọng trấn ở phía Tây Trung Quốc.
3812 Tức tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc Trung Quốc.
3813 Một tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc.
3814 Một tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc.
3815 Một tỉnh ở phía Đông Bắc Bộ Trung Quốc.
3816 Trương Gia Khẩu nay là đất huyện Vạn Toàn thuộc tỉnh Sát Cáp Nhĩ, Trung Quốc.
3817 Cương mục chỉ chép là “thủ viên giả khủng”, nhưng không nói rõ “tên canh vườn sợ” gì… đây chúng tôi dựa vào Lê quý dật sử mà chua thêm trong hai ngoặc đơn cho sáng nghĩa, vì theo sách đó, thì Chiêu Thống đến vườn, phục xuống đất, kêu lớn…
3818 Tức năm 1792.
3819 Chết vì bệnh đậu mùa.
3820 Tức năm 1793.
3821 Thọ 28 tuổi.
3822 Tức là năm 1799.
3823 Kỷ Mùi 1799.
3824 Nghĩa là bọn Lê Quýnh cứ việc để tóc và mặc quốc phục, không bị cưỡng ép theo kiểu người Mãn Thanh.
3825 Triều Nguyễn.
3826 Tức là Gia Long mà sử thần triều Nguyễn tôn xưng.
3827 ý nói: Về phần vài ba người bầy tôi tòng vong theo hầu cương ngựa cho Chiêu Thống, họ có cái đau buồn như thơ “thức vị” trong bội phong Kinh Thi đả tả cái cảnh quá đỗi suy vi của Lê hầu trong cơn mất nước, phải kiểu ngụ ở nước Vệ, làm cho bầy tôi phải khổ sở nhục nhã trong cảnh giãi móc dầm sương. Về phần Chiêu Thống, nhà vua nhờ đậu ở bên nhà Thanh đã hơn mười năm, kêu cầu với nước lớn, nhưng nào có đi đến đâu. Thật đúng như thơ “Tái trì” (Dung phong, Kinh Thi) đã than phiền, và: “mệnh trời xoay vần bất thường, Lê Chiêu Thống khó làm như Thiếu Khang mà khôi phục được nhà Hạ. Nhưng trái tim không chết, thật chẳng thẹn với Trang Liệt đã chết theo nhà Minh.
3828 Đây là tính từ năm Lê Lợi bắt đầu khởi nghĩa, xưng bình định vương; nếu kể từ năm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên thì từ năm 1428.
3829 Chỉ việc Thanh Càn Long tuyên bố trong lời thủ chiếu là sẽ “dãi tỏ nghĩa cả với thiên hạ” (Xem Chb. XLVII, 33 ). Nhưng thực tế theo Tự Đức, thì là bất chính: vì một mặt lừa gạt Lê Chiêu Thống bằng cách bảo đổi trang phục theo người Mãn Thanh, rồi giữ chịt ở lại Trung Quốc; một mặt khác, tiếp nạp sứ giả và thừa nhận nhà Tây Sơn.
3830 Chỉ bọn Khang An và Hòa Thân.
3831 Chỉ việc Chiêu Thống chết còn ôm hận đến nỗi trái tim còn đỏ, không tiêu tan.
3832 Nguyên văn là “thắng tàn, khử sát” (chữ trong thiên “Tử Lộ” sách “Luận ngữ”) ý nói Lê Thái Tổ khéo trị nước, có chính sự tốt để giáo dục kẻ tàn bạo khiến cho bỏ được điều ác và đưa dân đến chỗ lương thiện, không phải dùng đến hình phạt giết người.
3833 Nguyễn Kim, tổ triều Nguyễn.
3834 Ý nói chúa Trịnh ngoài Bắc, chúa Nguyễn trong Nam tuy cát cứ đất nước, nhưng cả hai đều theo niên hiệu nhà Lê, coi vua nhà Lê như vua chung cả nước.
3835 Chỉ các chúa Nguyễn cát cừ ở Nam Hà.
3836 Nay là huyện Trừng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
3837 Nay là thôn An Lão, xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
3838 Nay là xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3839 Nay là thôn Nghĩa Động, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3840 Nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
3841 Nay là phần lới huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.
3842 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.
3843 Nay thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
3844 Nay thuộc xã Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
3845 Nay thuộc xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3846 Nay là huyện Vĩnh Lộc, tĩnh Thanh Hóa.
3847 Tục gọi làng Đăm.
3848 Nay là huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3849 Nay thuộc xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
3850 Nay là thôn Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
3851 Nay là xã Thúy Ái, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3852 Nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3853 Nay là thôn Tì Bà, xã Phúc Hòa, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.