Menu Đóng

Chương 14

– Chào anh Thomas – Hắn nói.

– Chào Pyle. Làm sao mà vào được nhà thế?

– Tôi gặp Dominge mang thư tín lại cho anh. Tôi đã nói với anh ta cho tôi vào ngồi chờ anh.

– Phượng để quên gì ở đây à?

– Ồ KHÔNG, NHƯNG JO NÓI RẰNG anh tới Lãnh sự quán. Tôi nghĩ rằng chúng ta có gì thì nói với nhau ở đây tiện hơn.

– Nói về vấn đề gì?

Hắn phác một cử chỉ lúng túng, như một học sinh phải phát biểu ý kiến trong một buổi lễ chính thức của nhà trường mà không tìm ra được những lời lẽ có vẻ người lớn.

– Vừa qua anh đi vắng à?

– Vâng. Còn anh?

– Ồ, ĐI NƠI NÀY NƠI KHÁC một chút.

– Anh vẫn nghịch ngợm với chất nổ dẻo?

Hắn chỉ đáp lại tôi bằng một nụ cười đau khổ.

– Thư từ của anh kia kìa.

Thoáng nhìn tôi đã thấy một lá thư gửi từ tòa báo Lon don và những thư khác trông có vẻ là những bieê lai, một bì thư đề tên người gửi là ngân hàng của tôi.

– Phượng ra sao?- Tôi hỏi.

– Ồ, CÔ TA VẪN KHỎE – HẮN trả lời, môi bỗng khép kín lại như đã lỡ nói quá nhiều.

– Mời anh ngồi, anh Pyle. Tôi xin phép nhìn qua thư gửi từ tòa báo đến xem họ nói gì.

Tôi mở bì thư. Sao mà cái điều không chờ đợi lại đến vào lúc lỡ thời! Ông Tổng biên tập viết rằng ông đã coi trọng lá thư chót với tôi, và do tình hình rối ren ở Ðông Dương sau khi Dlad chết và quân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình, ông ta hoàn toàn đồng ý với đề nghị của tôi. Ông ta đã cử một biên tập viên tạm thời phụ trách tin đối ngoại và yêu cầu tôi kéo dài thời gian làm việc ở Ðông Dương ít ra một năm. Ðể kết thúc lá thư, ông ta viết một cách hoàn toàn thiếu sự thông cảm, là “vẫn giữ nguyên chỗ cho anh ở đây”. Ông ta cứ tưởng như tôi hám công việc, hám tờ báo lắm.

Tôi ngồi xuống trước mặt Pyle và đọc lá thư đến quá muộn. Trong một phút, tôi thấy vô cùng sảng khoái, như khi người ta mới ngủ dậy, chưa kịp nhớ ra điều gì.

– Tin buồn à? Pyle hỏi.

– Không.

Tôi nhầm nghĩ đằng nào cũng không thể xoay chuyển được tình hình. Bản án được coi giảm đi một năm nhưng sao chọi lại được một bản chứng nhận kết hôn.

– Anh chị kết hôn với nhau chưa? – Tôi hỏi.

– Chưa. (Hắn đỏ mặt). Nói thật với anh, tôi mong được nghỉ phép đặc biệt. Như vậy sẽ làm lễ thành hôn ở tại quê nhà, đàng hoàng.

– Cưới ở nhà thì đàng hoàng hơn hay sao?

– Hơn chứ, tôi nghĩ như vậy& thật khó giải thích cho anh việc này, anh Thomas ạ, anh trơ trẽn quá, nhưng tôi làm như vậy để biểu lộ sự kính trọng. Cả bố mẹ tôi cũng sẽ có mặt, tóm lại Phượng chính thức thành một thành viên của gia đình. Ðiều đó rất quan trọng do quá khứ.

– Quá khứ gì?

– Anh ắt hiểu điều tôi muốn nói. Tôi không muốn để nó sống một mình bên đó với một vết nhơ&

– À, CHẮC BỞI VÌ ANH ĐỂ CÔ ta lại bên đó?

– Chắc là như vậy. Bà mẹ tôi là một người đàn bà đáng kính, bà sẽ đưa cô ta đi khắp mọi nơi, giới thiệu cô, sau cùng, anh biết, để cô ta quen dần. Bà sẽ giúp cô chuẩn bị cho tôi một gia đình ấm cúng.

Tôi không rõ nên hay không nên thương hại cho Phượng& cô ao ước biết bao được xem những nhà chọc trời, tượng thần tự do, nhưng cô nào có ngờ dến những việc gì đang chờ cô sau đó: giáo sư Pyle và phu nhân, những bữa ăn sáng tại câu lạc bộ các bà& họ có đi tới dạy cô chơi bài Catana không? Tôi hình dung lại chiếc áo dài trắng của cô, tối đầu tiên gặp nhau ở Ðại thế giới, lượn vẻ duyên dáng tuyệt vời trên đôi bàn chân thiếu nữ, và tôi lại hình dung ra cô, một tháng trước đây mặc cả mua thịt tại cửa hàng thịt phố Somer. Liệu cô có thích thú với những cửa hàng thực phẩm nhỏ bé, sạch sẽ và bóng lộn bên nước Anh, ở đó các miếng thịt đều được bọc trong giấy kính, có khi với cả một nhành cần tây. Có thể. Tôi chưa rõ. Ðiều kỳ lạ là tôi nghe thấy bản thân tôi đang nói cho Pyle nghe điều mà Pyle như đã nói với tôi một tháng trước đây:

– Hãy cư xử với Phượng một cách dịu dàng. Ðừng làm cái gì hấp tấp, thô bạo. Cô ta dễ bị tổn thương và sẽ đau khổ đấy, như anh và tôi vậy.

– Nhất định, nhất định rồi, anh Thomas.

– Cô ta mỏng mảnh, bé nhỏ, rất khác với những phụ nữ bên chúng ta, nhưng đừng có nên coi cô như là& một đồ trang sức.

– Lạ thật, anh Thomas ạ, về chiều hướng đi của sự việc, nó ngược hẳn lại với điều dự kiến của chúng ta. Trước khi đến đây, tôi rất sợ cuộc nói chuyện này. Tôi cứ tưởng anh sẽ nổi nóng.

– Tôi đã đủ thời gian để suy nghĩ khi tôi ở miền Bắc. Tôi gặp một người đàn bà có lẽ đã gặp cái mà anh gặp ở những cô gái làm tiền. Ði được với anh là một điều hay cho cô ta. Còn ở với tôi thì có thể một ngày nào đó, tôi cũng về và để cô ta lại cho một anh chàng như Grand, một người chỉ biết có xác thịt!

– Và không có điều gì cản trở tình bằng hữu của chúng ta, phải không Thomas?

– Không, tất nhiên. Nhưng có điều là tôi không muốn gặp lại Phượng. Cái gì cô để lại trong phòng này là đủ cho tôi rồi. Có lẽ tôi phải đi kiếm một phòng khác& khi nào có thì giờ.

Hắn duỗi chân ra và đứng lên.

– Tôi rất hài lòng, anh Thomas ạ. Không thể nào nói anh hiểu tôi đã hài lòng đến mức nào. iều này tôi đã nói với anh rồi đấy, tức là tôi rất ân hận rằng không sự không may lại đến với chính anh.

– Nhưng tôi lại hài lòng vì điều này đã đến với anh, Pyle.

Cuộc gặp gỡ đã không theo cái hướng mà tôi đã tính trước: Tuy sự giận dữ có lúc làm tôi đã có những dự kiến nông cạn, nhưng nay chương trình hành động thực sự của tôi đã hình thành. Mặc dầu bị bực vì sự ngây thơ của Pyle, tôi thấy từ nơi sâu kín trong lòng tôi có một quan tòa đã lên tiếng bênh vực cho hắn khi so sánh sự trơ trẽn của tôi với tính lý tưởng hóa, nhưng ý kiến không thể đứng vững của hắn rút ra từ tác phẩm của York Hardin. Tôi có thể có lý khi xét về các hoạt động thực tiễn, nhưng hắn lại có lý vì hắn còn trẻ và trẻ thì hay lầm, và phải chăng hắn là người chồng tốt hơn đối với một phụ nữ trẻ tuổi?

Chúng tôi bắt tay nhau một cách chiếu lệ, nhưng không hiểu có niềm lo ngại nào đó xui tôi đi theo hắn tới tận cầu thang và gọi hắn lại. Có lẽ bên cạnh vị quan tòa lại có cả một nhà tiên tri trong nơi thầm kín của chúng ta, nơi sinh ra những quyết định thật sự.

– Pyle này, đừng có quá tin ở York Hardin.

– York ấy à?

Từ tầng gác dưới, hắn dừng chân và ngẩng đầu lên sửng sốt nhìn tôi.

– Chúng tôi là những nước thực dân già cỗi, nhưng chúng tôi đã có thì giờ học được một vài sự thật. Chúng tôi đã học được rằng đừng có đánh bạc ăn quê diêm. Cái lực lượng thứ ba đó, nó chỉ có trong sách thôi. Tướng Thế chẳng qua chỉ là một tên tướng cướp trong tay có vài ngàn người, hắn không tiêu biểu cho một nền tảng quốc gia dân chủ nào đâu.

Người ta tưởng Pyle là một người đang nhìn qua khe cửa bên trên một hộp thư, nhìn thấy một kẻ định đột nhập liền sập cửa lại, quyết không cho cái con người khó chơi đó vào nhà. Tôi không nhìn thấy tròng mắt anh ta.

– Tôi không hiểu anh định nói gì, anh Thomas.

– Những quả bom xe đạp. Chỉ là một trò chơi, tuy một người đã mất một chân& Nhưng Pyle này, đừng có dựa vào những người như tướng Thế. Họ không cứu phương Ðông này thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản đâu. Chúng tôi biết tỏng họ rồi, họ và đồng bọn nữa.

– Chúng tôi là những ai?

– Là những người thực dân kiểu cũ.

– Tôi cứ tưởng anh không ở về phía nào.

– Tôi không đứng về phía nào, Pyle ạ. Nhưng nếu có ai trong sở của anh nhất định cứ dùng chất nổ chơi, thì cứ để cho Jo chơi. Anh về nước với Phượng đi. Quên hẳn cái lực lượng thứ ba đi.

– Xin anh tin rằng tôi rất coi trọng lời khuyên của anh, anh Thomas – Hắn nói một cách trịnh trọng – Chắc chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau.

– Chắc vậy.

Tuần lễ này tiếp tuần lễ khác trôi qua, nhưng không rõ sao tôi chưa tìm được một căn nhà ở khác. Không phải vì thiếu thì giờ.

Một lần nữa, cơn khủng hoảng hàng năm của cuộc chiến đã qua: ở miền Bắc mưa phùn ẩm ướt và ngột ngạt đã về, quân Pháp đã rút khỏi Hòa Bình, Bắc Bộ đã qua mùa hành quân vì thóc gạo, và Lào cũng qua mùa hành quân vì thuốc phiện. Mình Dominge có thể dễ dàng đảm nhiệm đưa tin về các sự kiện ở miền Nam. Tôi tự bắt tôi phải đi xem căn hộ tại một ngôi nhà gọi là kiểu mới (nơi làm cuộc triển lãm Paris 1934) tận đầu phố Catina, gần khách sạn Continental. Ðó là nhà ở tạm thời của một chủ đồn điền cao cu sắp về nước. Ông ta muốn bán gọn cả nhà lẫn đồ đạc và các thứ trang trí bầy biện bên trong. Những bức tranh phần lớn là phiên bản tranh của phòng tranh Paris từ năm 1880 tới năm 1890. Nhân tố chung quan trọng nhất cho các bức tranh đó là một người đàn bà vú cực kỳ to, tóc búi rất cầu kỳ, các tấm mút-sơ-lin che người một cách hớ hênh bao giờ cũng để lộ bộ mông đồ sộ với cái rãnh, nhưng bao giờ cũng phủ kín bãi chiến trường. Trong phòng tắm, nhà chủ đồn điền tỏ ra mạnh dạn hơn trong khi chọn các bức phiên bản tranh của Rov.

– Ông là một nhà say mê nghệ thuật? – Tôi hỏi.

– Ông ta trả lời tôi bằng một nụ cười thỏa mãn, y như hai chúng tôi là đồng lõa. Ông ta béo sệ, ria đen, đầu hói.

– Những bức tranh có giá trị nhất của tôi, tôi để ở Paris – Ông chủ nói.

Nhà còn có một cái đựng tàn thuốc lá rất lớn và kiểu rất lạ, theo hình một người phụ nữ khỏa thân đội cái bát trên đầu, và những đồ sứ mỹ nghệ vẽ những thiếu nữ trần truồng ôm mấy con cọp. Lạ nhất là tượng một phụ nữ trần tới thắt lưng đang đi xe đạp. Trong phòng ngủ trước chiếc giường rất rộng treo một bức tranh sơn dầu, lồng khung kính, vẽ hai người thiếu nữ, đang ngủ với nhau. Tôi hỏi giá căn nhà không kể bộ sưu tập tranh tượng, nhưng ông chủ muốn bán gộp tất cả với nhau.

– Ông không phải là nhà sưu tập à? – Ông ta hỏi.

– Thú thật là không.

– Tôi có một số sách, có thể để lại với các thứ khác, chỉ trừ các loại này mà tôi định đem về Pháp.

Ông ta mở cái tủ khóa kín và chỉ cho xem sách cảu ông: Có những bộ sách đắt tiền có minh họa như Nana, Alfrodit, Cô gái tự do và cả nhiều tác phẩm của Paul Dcok. Tôi toan hỏi thăm ông có định tự bán mình theo với bộ sưu tập không vì chủ và đồ rất hợp với nhau. Ông ta cũng là của “thời đại”.

– Khi người ta sống một mình ở vùng nhiệt đới – Ông ta nói – thì bộ sưu tập là người bạn đời của anh.

Tôi nghĩ tới Phượng, chính vì không có cô ở đây. Bao giờ cũng vậy, khi người ta trốn vào trong bãi sa mạc thì sự yên lặng lại vang lên như hét vào tai.

– Tôi không tin tòa báo của tôi cho phép mua một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật.

– Không hề gì, tôi sẽ không ghi vào hóa đơn.

Tôi hài lòng vì Pyle chưa được gặp ông này, ông ta có bộ mặt đúng theo kiểu “thực dân cũ” như Pyle quan niệm, bản thân bộ mặt đó cũng đã khiến không ai muốn lại gần. Khi ra khỏi nhà ông ta thì đã mười một giờ rưỡi, và tôi xuống tiệm Pavillon uống một chai bia ướp lạnh. Pavillon là nơi hẹn hò của các bà người Âu, Mỹ, chắc hẳn không gặp Phượng ở đây. Sự thật tôi biết rõ Phượng lúc này đang ở đâu. Cô không phải là người đàn bà thay đổi thói quen. Bởi vậy, khi ra khỏi nhà ông chủ đồn điền tôi sang hè bên kia để tránh cửa hàng bán thức ăn làm bằng sữa, nơi sáng nào Phượng cũng tới uống đại mạch pha sôcôla. ở bàn bên cạnh tôi, hai cô gái Hoa Kỳ trẻ, sạch sẽ tinh tươm tuy trời nắng bức, đang uống kem cốc. Người nọ và người kia đều đeo bên vai trái những cái xắc giống nhau có gắn huy hiệu chim đại bàng đằng đồng. Ðôi cặp chân của họ dài và thon, cũng giống nhau như hệt, họ còn giống nhau ở đôi mũi hơi hếch. Họ ăn kem một cách chăm chú như đang làm một cuộc thí nghiệm trong phòng học. Tôi tự hỏi không hiểu họ có phải là đồng sự của Pyle không và tôi muốn họ cũng cút về nước nốt. ¡n xong, một cô nhìn đồng hồ đeo tay.

– Phải đi thôi – Cô ta nói – để được an toàn.

Tôi tự hỏi, như để giết thì giờ, xem các cô có thể những loại hẹn hò nào.

– Waren đã bảo không thể ở đây quá mười một giờ hai mươi lăm.

– Quá một chút rồi đấy.

– Rất muốn ở lại. Không hiểu là việc gì. Ðằng ấy cô hiểu không?

– Không rõ lắm. Nhưng Waren đã dặn là phải đi.

– Cậu có tin sẽ có một cuộc biểu tình không?

– Mình đã xem nhiều biểu tình quá rồi! – Cô kia đáp với vẻ mệt mỏi của những du khách đã chán ngấy với việc tham quan các kiểu nhà thờ.

Cô ta đứng lên, đặt trên bàn tiền mua kem. Trước khi rời quán, cô nhìn quanh một vòng và những tấm gương phản ánh lại dưới tất cả góc độ nét mặt nhìn nghiêng đầy tàn nhang của cô.

Trong phòng, ngoài tôi ra, chỉ còn lại một bà nạ dòng người Pháp, mặc lôi thôi, đang hóa trang lại bộ mặt một cách cẩn thận nhưng hoàn toàn vô ích. Hai cô Mỹ kia chỉ cần thoa một lớp phấn mỏng, điểm qua chút son, đưa qua cái lược một lượt. Trong thoáng lát, các cô nhìn tôi, đó không phải là một cái nhìn của người phụ nữ, mà là cái nhìn của một người đàn ông, nhìn thẳng, chỉ lưỡng lự một giây trước khi quyết định một việc gì. Rồi cô ta đột ngột quay sang phía cô bạn.

– Phải chuồn thôi – Cô ta nói.

Tôi lơ đãng nhìn theo hai cô sánh vai nhau đi ra ngoài đường đang nóng bỏng dưới nắng. Không thể tin rằng một cô nào đó sẽ làm mồi cho một cuộc cuồng si, không thể liên hệ hình ảnh các cô với cảnh chăn gối tơi bời, ướt đầm mồ hôi sau một cuộc vật lộn trong yêu đương. Không biết khi đi ngủ, các cô có mang theo thuốc chống hôi nách vào theo không? Trong một phút tôi thoáng đâm ra thèm muốn cái thế giới vô trùng của họ, khác xa với thế giới nơi tôi đang sống& Bỗng nhiên, không sao hiểu nổi, thế giới đó tan ra từng mảnh. Hai trong số gương treo trên tường bay lại phía tôi và rơi xuống nửa đường. Bà người Pháp ăn mặc lôi thôi ngã ngồi ra giữa đống bàn ghế bị đổ gẫy. Hộp phấn của bà mở nắp sẵn, nguyên vẹn bay đến đỗ trên đầu gối tôi, và lạ kỳ thay, tôi vẫn ngồi nguyên nơi cũ, tuy chiếc bàn của tôi bay đến tận nơi bàn ghế đổ gẫy vây quanh bà. Một thứ tiếng lạ lùng, tiếng nước máy chảy đều đều, vang lên đầy quán, ngoảnh nhìn trước quầy rượu, tôi thấy hàng dẫy chai vỡ dốc hết rượu ra làm thành một dòng nước nhiều màu, rượu Bordeaux đỏ, rượu Sartor màu xanh, rượu hồi màu vàng đục lênh láng mặt đất. Bà người Pháp bình tĩnh và và thẳng lưng lên đưa mắt tìm hộp phấn của bà. Tôi đưa bà hộp phấn và bà vẫn ngồi trên đất, cám ơn tôi một cách trịnh trọng. Tôi thấy tiếng nói của bà rất nhỏ. Tiếng nổ quá gần làm màng nhĩ tôi chưa hồi lại được như cũ.

Tôi bực bội nghĩ: lại một kiểu đùa nhả với chất nổ. Bây giờ tôi phải viết thế nào đây để ông Heng được hài lòng? Nhưng khi đi đến phố Ganie, nhìn thấy những đám khói nặng nề bốc lên, thì tôi hiểu lần này không phải là một chuyện đùa nữa. Khói bốc ra từ những chiếc xe đang cháy dở tại bãi chứa xe trước nhà hát quốc gia, những mảnh xe vỡ ngổn ngang khắp quảng trường và một người cụt chân nằm cạnh bồn cây cảnh giật nẩy lên từng cơn. ám đông xô lại từ phố Catina và đại lộ Bona. Tiếng cảnh binh, xe cứu thương kéo chuông liên hồi, xe cứu hỏa dội vào đôi tai còn ù đặc của tôi. Trong một lúc, tôi quên phứt rằng Phượng lúc này chắc đang ở hiệu sữa phía bên kia quảng trường. Làn khói không cho tôi nhìn sang tới nơi đó được.

Tôi tiến lại quảng trường, nhưng một cảnh binh ngăn lại. Cảnh binh đã lập một hàng rao chặn các ngả vào để khỏi ùn người lại, và người ta đã nom thấy những chiếc cáng chở người ra. Tôi van vỉ người cảnh binh cản đường:

– Cho tôi vào. Tôi có quen một người ở đó.

– Xin lùi ra – Hắn nói – ở đây ai cũng nói là có người quen.

Hắn né để một ông cố đạo vào, tôi định đi theo nhưng người cảnh binh kéo tôi lại. Tôi nói: “Tôi đại diện cho báo chí”, vừa nói vừa tìm mãi chiếc ví đựng thẻ nhà báo, nhưng mãi không thấy hay là để quên ở nhà?

– ít nhất ông cũng cho tôi biết cửa hiệu bán sữa có bị làm sao không? – Tôi hỏi.

Khói đã tan dần, tôi cố nhìn xem, nhưng đám người dày đặc quá, người cảnh binh nói điều gì tôi không nghe rõ.

– Ông bảo gì?

– Hắn nhắc lại:

– Không rõ. Xin lui ra. Ông cản lối những người khiêng cáng đấy.

Hay là tôi đánh rơi chiếc ví ở quán Pavillon? Quay lại phía quán để tìm, tôi nom thấy Pyle. Anh ta gọi to:

– Thomas!

– Pyle, trời ơi, anh có giấy thông hành đặc biệt của lãnh sự quán không? Phượng đang ở hiệu sữa.

– Không đâu! Không đâu – Hắn đáp.

– Có đấy, Pyle. Bao giờ cô ta cũng đi uống ở đó, lúc mười một giờ. Chúng ta phải đi tìm cô ấy.

– Cô ấy không có ở đấy đâu, anh Thomas ạ.

– Sao anh biết? Thông hành của anh đâu?

– Tôi đã báo trước cho cô rằng không được đi đến đó.

Tôi quay lại phía người cảnh binh, định bụng xô anh ta sang một bên và chạy bừa vào. Có lẽ anh ta sẽ nổ súng bắn tôi, nhưng mặc kệ. Bỗng câu “đã báo trước” đập vào nhận thức của tôi. Tôi nắm tay Pyle nói:

– Báo trước à? Anh nói gì? Báo trước?

– Tôi đã bảo cô sáng nay không được đi tới đó.

Những mảnh rời của trò chơi chắp hình được xếp lại trong óc tôi. Tôi hỏi:

– Còn Waren? Waren là ai? Hắn cũng đã báo trước cho hai cô gái?

– Tôi không hiểu anh nói gì?

– à, ra không được để cho người Mỹ nào là nạn nhân phải không?

Một chiếc xe cứu thương từ phố Catina lách tới, người cảnh binh tránh ra cho xe vào quảng trường. Còn người cảnh binh thứ hai đang mắc cãi cọ với ai đó. Tôi đẩy Pyle đi trước, và chúng tôi vào được trước khi họ kịp cản lại.

Chúng tôi đi giữa một đám đông buồn xỉu, cảnh binh ngăn được những người ở chỗ khác xô tới, nhưng không xua đuổi được những người sống sót và những người tới lúc đầu. Những thày thuốc bận rộn không có thể lo cho những người đã chết, và những người đã chết cũng có thể là tài sản của một ai đó, giống như một chiếc ghế là tài sản của anh vậy. Một người đàn bà ngồi xệp trên mặt đất, để trên đùi mình phần còn lại của đứa con nhỏ của bà, vì một sự giữ ý nào đó, bà còn lấy chiếc nón rộng vành của nông dân đậy lên người nó. Bà ta ngồi không động đậy, không nói một lời. iều đập mạnh vào trí óc tôi trên quảng trường này là sự im lặng. Nó làm tôi nhớ tới một nhà thờ tôi vào giữa lúc làm lễ misa, chỉ nghe tiếng những người đang làm lễ, trừ mấy người Âu lác đác thút thít hay cầu nguyện, rồi lại rơi vào sự im lặng, y như những người đó hổ thẹn trước sự khiêm nhường, nhẫn nại, chỉnh tề của những người châu á. Bên rìa công viên, thân người cụt chân vẫn nẩy lên như một con gà bị chặt đầu. oán theo chiếc áo đang mặc thì anh ta hẳn là một người kéo xe tay.

– Ghê quá – Pyle nói (Hắn nhìn xem cái gì làm ướt đôi giầy hắn và hỏi một cách ghê tởm) – Cái gì thế này?

– Máu đấy – Tôi đáp – Anh chưa nhìn thấy máu bao giờ à?

– Phải đưa đánh giầy trước khi vào gặp ngài bộ trưởng.

Tôi không tin rằng hắn hiểu hết ý nghĩa câu hắn vừa nó. Hắn chứng kiến lần đầu một cuộc chiến tranh thực sự, khi một mình xuôi thuyền đi tới Phát Diệm, hắn đã bị một giấc mơ của thời niên thiếu thúc đẩy, vả lại dưới con mắt hắn, người lính sống hay chết có gì đang quan tâm.

– Anh xem – Tôi hỏi – Một thùng Diolacton đã có thể gây ra những điều gì, khi người ta giao nó cho những kẻ không nên giao. (Tôi đặt tay vào vai hắn, bắt hắn quay ra nhìn chung quanh). Giờ này đúng là lúc quảng trường đầy đàn bà, trẻ em, giờ họ đi mua bán. Tại sao lại chọn đúng giờ này?

Hắn trả lời một cách thảm hại:

– Ðáng lẽ phải có một cuộc diễu binh.

– Và các anh định đánh trúng vài đại tá chứ gì? Nhưng Pyle ơi, hôm qua người ta đã quyết tâm hoãn cuộc diễu binh rồi.

– Thế mà tôi không biết.

– Anh không biết ư? (Tôi đẩy hắn bước vào một vũng máu, nơi người ta vừa khiêng một chiếc cáng đi). Anh cần nắm vững tin hơn.

– Hôm qua tôi không có mặt tại Sài Gòn – Hắn vừa nói, vừa cúi xuống đôi giầy – Ðáng lẽ họ phải huỷ việc này đi.

– Huỷ để mất cái điều vui thích như thế này ư? Anh tưởng Tướng Thế bỏ qua cơ hội này để chứng minh sự tồn tại của mình ư? Hiệu quả lớn hơn việc đánh vào một cuộc diễu binh đấy. Trong thời chiến, việc đàn bà, trẻ con bị chết gây tiếng vang lớn hơn lính tráng chết, báo chí sẽ làm ồn hơn. Việc này sẽ làm dư luận thế giới hết sức chú trọng. Anh đã làm Tướng Thế nổi bật lên đấy, xin cứ tin chắc là như thế, anh Pyle ạ. Anh hãy nhìn xem cái lực lượng thứ ba và cái nền dân chủ quốc gia đang nhoe nhoét trên chiếc giầy bên phải của anh kia. Ði mà kể cho cô Phượng nghe câu chuyện về những người hy sinh anh dũng của anh. Kia kìa, mấy chục đồng bào của cô ta từ nay không cần ai chăm lo cho họ nữa.

Một ông cố đạo nhỏ bé bụng phệ bước nhanh qua, tay bê một cái gì có khăn phủ kín trên một cái khay. Pyle yên lặng một lúc và tôi cũng chẳng còn gì để nói nữa. Thực ra tôi đã nói nhiều quá rồi. Anh ta tái xám mặt, người như muốn sụp đổ, như sắp ngất, và tôi nghĩ, nói để làm gì nhỉ? Anh ta bao giờ cũng sẽ ngây thơ như vậy. Người ta không thể lên án những kẻ ngây thơ, họ không chịu tội với lương tâm họ. Tất cả những điều có thể làm là theo dõi họ sát sao, hoặc là trừ khử họ đi. Ngây thơ là một sự điên rồ.

– Tướng Thế không bao giờ làm việc này đâu! – Hắn nói, tôi tin chắc rằng ông ta không bao giờ làm. Hẳn có kẻ nào làm, ông không rõ. Bọn cộng sản.

Thiện chí và sự ngu dốt của Pyle đã là một áo giáp không thể xuyên thủng nổi. Tôi để mặc hắn đứng đó và đi ngược phố Catina lên tới chỗ có một ngôi nhà thờ lớn màu hồng xấu ghê gớm sừng sững chắn ngang. Tín đồ đã lớp lớp đổ vào đó, chắc là họ tìm cách làm vững lòng mình bằng cách cầu người chết phù hộ cho những người vừa bị chết.

Khác với những người đó, tôi lại có lý do đầy đủ để mang ơn, vì lẽ Phượng còn sống. Phượng đã chẳng được “báo trước” rồi sao? Nhưng tôi lại nhớ tới cái thân người ở vườn hoa, cái đứa nhỏ trên đùi mẹ. Họ không được báo trước vì họ không phải là những người quan trọng. Và nếu cuộc diễu binh cứ tiến hành thì họ vẫn cứ có mặt ở đó, vì tò mò, để xem những người lính, để nghe những bài diễn văn, để tung những bông hoa. Một quả bom cỡ hai trăm bảng Anh không biết lựa chọn mục tiêu. Bao nhiêu đại tá chết để biện bạch cho việc giết một em bé, một phu xe, khi người ta đang còn mải xây dựng một mặt trận quốc gia dân chủ? Tôi gọi một chiếc xe xích lô gắn máy để chở đến cảng Mỹ Tho.

Tôi đưa tiền để Phượng rủ bà chị đi xem chiếu bóng, như vậy để cô khỏi dự vào cuộc nói chuyện giữa chúng tôi. Tôi ăn cơm tối với Dominge và trở về phòng đợi Vigo, hắn đến đúng mười giờ.

Hắn xin lỗi vì sẽ không uống gì vì mệt quá, chỉ cần một ly rượu là ngủ liền. Hôm nay, hắn quá bận.

– Lắm vụ giết người và đột tử lắm à?

– Không. ¡n cắp vặt và tự sát. Những con người đó mê đánh bạc, và khi đã nướng hết cả thì tự vẫn. Có lẽ tôi không bao giờ vào làm cảnh sát, nếu tôi biết trước phải mất nhiều thì giờ như thế trong các nhà xác. Tôi không ưa mùi amoniac. à, có lẽ anh cho tôi uống bia đi.

– Xin lỗi, tôi không có tủ lạnh.

– Không như ở nhà xác. Thế thì làm một whisky Anh vậy.

Tôi nhớ lại cái đêm tôi xuống nhà xác với hắn, khi người ta kéo ra cái xác Pyle trên một tấm khay lớn, nó trượt ra như một cái ngăn đựng miếng đá của một tủ lạnh.

– Thế anh không về nước à? – Hắn hỏi.

– Anh đã kiểm tra lại rồi chứ?

– Phải.

Tôi cầm cái cốc rượu giơ lên để hắn thấy thần kinh tôi vẫn vững.

– Vigo này, tôi mong anh nói tôi nghe tại sao anh cho tôi đã đóng một vai trò nào đó trong cái chết của Pyle đi. Vì một động cơ nào chăng? Anh tưởng tôi muốn chiếm lại Phượng ư? Hay là để trả thù vì tôi đã mất Phượng?

– Không. Tôi đâu đến nỗi ngu như vậy. Khi coi ai là kẻ thù thì người ta không lấy những sách của họ để làm kỷ vật. Tôi nom thấy một cuốn sách trên giá: “Vai trò của Phương Tây”. York Hardin là ai?

– Ðấy là con người anh ta đang truy lùng đấy, Vigo ạ. Chính hắn đã giết Pyle từ đằng xa.

– Tôi không hiểu anh định nói gì.

– Ðấy là một nhà báo thuộc loại siêu đẳng người ta gọi họ là phóng viên chuyên về đối ngoại. Hắn tóm được một quan điểm, rồi bóp méo mọi tình hình để vận dụng vào quan điểm của mình. Pyle đến đây với chúng ta, nhiễm đầy quan điểm của York Hardin. Hardin chỉ ở đây có một lần, một tuần lễ, trên con đường đi từ Bangkok tới Tokyo. Pyle đã mắc sai lầm là đem thực hành quan điểm của hắn ta. Trong sách của mình, Hardin nói tới một lực lượng thứ ba, Pyle đã lập cái lực lượng đó với một tên cướp quèn, trong tay có hai nghìn bộ hạ và hai con hổ đã được thuần hóa. Anh chàng Pyle như vậy là đã đứng hẳn về một phe.

– Còn anh có khi nào đứng về một bên không?

– Tôi đã cố giữ mình.

– Nhưng đã không giữ nổi, phải không Fowler?

Không hiểu sao tôi lại nhớ tới đại uý Truan và tới cái đêm cùng sống với nhau mấy năm trước kia, hình như tại một tiệm thuốc phiện ở Hải Phòng. Anh ta đã nói gì với tôi nhỉ? Tới sự tất yếu là mọi người chúng ta sớm muộn cũng phải đứng về một phía nào đó trong lúc xúc động.

– Ðáng lẽ anh phải là một vị cha cố giỏi, Vigo ạ – Tôi nói – Trong lòng anh có cái gì đó khiến anh tin rằng người ta dễ xưng tội& cứ giả dụ người ta có tội để mà xưng đi.

– Tôi có cần ai xưng tội bao giờ đâu.

– Nhưng chắc anh đã nhận được những lời xưng tội.

– Thỉnh thoảng.

– Phải chăng công việc của anh, cũng giống như việc một linh mục, là hiểu biết và thông cảm không gây ra sự phản ứng? “Thưa ông thám tử, tôi phải nói rõ với ông tại sao tôi đã đập vỡ sọ bà cụ già” – Phải đấy, Gustavo, anh hãy thong thả rồi nói cho tôi nghe tại sao”.

– Anh thật có một óc tưởng tượng kỳ cục. Nhưng này, anh không uống à, Fowler?

– Thật là dại dột cho một kẻ giết người lại say sưa với một sĩ quan an ninh.

– Có bao giờ tôi nói anh là một kẻ sát nhân đâu?

– Nhưng cứ giả dụ là rượu vào vào kích động ý muốn xưng tội ở trong ngay một người như tôi, thì sao? Trong nghề nghiệp của anh không có điều quy ước của phòng nghe tội là phải giữ kín những điều đã được xưng ra.

– Khi người ta đã xưng tội, thì ít khi người ta cần được người nghe giữ kín, ngay khi xưng tội với một vị linh mục. Người đó bị những động cơ khác thúc đẩy.
– Ðộng cơ đó là nhu cầu làm mình trở nên trong sạch chăng?

– Không nhất thiết. Ðôi khi mình muốn sáng suốt nhìn lại mình. Ðôi khi nói dối mãi cũng mệt. Anh không phải là kẻ giết người, nhưng tôi muốn biết tại sao anh đã dối tôi. Anh đã gặp Pyle cái đêm hắn bị giết.

– Ðiều gì làm anh tin như vậy?

– Tôi không tin anh đã giết. Nếu giết thì đâu anh phải dùng đến một lưỡi lê gỉ.

– Gỉ à?

– Ðó là những chi tiết mà một cuộc nổ xét nghiệm tử thi cho thấy. Vả lại tôi nói với anh rằng Pyle không chết vì vết thương. Chết vì bùn sông Ða Kao. (Hắn chìa cốc ra cho tôi rót đầy Whisky). Bây giờ ôn lại sự việc một chút nhé. Anh đã uống rượu ở khách sạn Continental tan vào sáu giờ mười phút.

– Ðúng.

– Và tới sáu giờ bốn lăm anh nói chuyện với một báo khác ngoài cửa rạp Magestic?

– Ðúng. Với Uynkin. Anh Vigo, tôi đã kể lại với anh tất cả những điều đó, ngay cái đêm vụ án.

– Ðúng. Từ đó tôi đã kiểm tra lại. Thật kỳ lạ là anh nhớ được những chi tiết nhỏ nhặt như vậy.

– Tôi là phóng viên mà, anh Vigo.

– Có lẽ về giờ giấc thì không đúng hẳn như vậy đâu, nhưng có ai có thể buộc tội anh là đã lầm mất mười lăm phút về việc này, hay mười phút về việc khác, phải không anh. Anh cũng không có lý do gì để ngờ rằng giờ phút lại quan trọng đến thế. Vả lại, nếu anh nói chính xác đến tuyệt đối thì lại đáng nghi đấy.

– Nói không đúng à?

– Không hoàn toàn đúng. Anh nói chuyện với Uynkin lúc sáu giờ mười lăm cơ.

– Nghĩa là mười phút sau.

– Ðúng thế. Như tôi đã nói. Và sáu giờ vừa điểm thì anh đã tới Continental.

– Ðồng hồ của tôi thường chạy nhanh chút đỉnh – Tôi nói – Bây giờ anh chỉ mấy giờ?

– Mười giờ tám phút.

– Ðồng hồ tôi chỉ mười giờ mười. Xem đây này.

Vigo không cần nhìn kỹ.

– Vậy lúc anh nói chuyện với Uynkin phải là sáu giờ năm mươi lăm, nếu cứ bằng vào đồng hồ anh. Vậy là một sự sai lầm đáng kể chứ? Ðúng không?

– Có lẽ lúc đó tôi đã lấy lại giờ trong đầu óc tôi. Có lẽ tôi đã thực sự lấy lại giờ trên đồng hồ hôm đó. Ðiều này có thể xảy ra.

– Ðiều làm tôi ngạc nhiên (xin cho tôi thêm nhiều nước hơn, anh pha cốc này nhiều rượu quá đối với tôi) là xem anh có bực mình với tôi hay không. Thật chẳng thú vị chút nào khi bị tra hỏi như tôi tra hỏi anh.

– Tôi thấy thế lại ly kỳ như một truyện trinh thám vậy. Và rút cuộc anh đã biết là tôi không giết Pyle, chính anh đã nói vậy.

– Tôi biết rõ anh không chứng kiến việc người ta sát hại Pyle.

– Tôi tự hỏi xem anh hy vọng tìm ra điều gì khi chứng mình rằng tôi đã nói sai mất mười phút lúc này, năm phút lúc khác.

– Vì như thế là còn chút thời gian trống.

– Vậy anh cho rằng trong khoảng thời gian trống đó, tôi đã làm gì?

– Pyle đã tới thăm anh.

– Vì đâu anh cố tìm ra điều đó?

– Vì có việc về con chó.

– Và vì việc chân nó có dính bùn.

– Không phải là bùn mà là xi măng. Anh biết, đêm đó khi chạy theo Pyle, tại vài chỗ nó đã dẫm vào xi măng còn ướt. Tôi mới nhớ lại rằng ở tầng trệt nhà anh thợ nề đang làm việc. Hôm tới thăm anh, tôi đã gặp họ ở nước này người ta làm việc tới khuya.

– Tôi tự hỏi, trong không biết bao nhiêu nhà có thợ nề đang làm và xi măng chưa khô. Họ có nhớ là có thấy con chó không?

– Tất nhiên tôi có hỏi họ. Nhưng nếu có nhớ họ cũng chẳng nói: tôi là cảnh sát mà.

Hắn im lặng và ngả lưng ra sau, tựa vào lưng chiếc ghế bành, mặt đăm đăm nhìn cốc rượu. Tôi có cảm giác rằng hắn vừa thấy mình choáng váng bắt gặp sự giống nhau giữa hai việc nào đó và ý nghĩa của hắn lúc này đang chơi vơi tận một nơi xa, xa lắm. Một con ruồi bò trên bàn tay, nhưng hắn không xua đi, y như Dominge trong trường hợp nào vậy. Tôi có cảm giác đứng trước một sức mạnh bất động và sâu lắng. Nếu hiểu được hắn thì tôi cho rằng có lẽ hắn đang cầu nguyện.

Tôi đứng lên và kéo chiếc rèm, đi vào trong buồng ngủ. Tôi không có lý do gì để vào buồng, nếu không phải chỉ để trong một lát trốn tránh sự im lặng ngự trị trên chiếc ghế bành đó. Những cuốn sách tranh của Phượng đã trở về trên giá. Cô ta cắm giữa những lọ đựng các mỹ phẩm của cô một bức điện của tôi, chắc là một mệnh lệnh nào từ tòa soạn gửi tới. Tôi lúc này không hứng thú bóc xem chút nào hết. Tất cả đều y như trước khi Pyle đến. Những căn phòng không thay đổi những đồ trang trí ở nguyên nơi chúng tôi đã xếp đặt: duy chỉ có con tim là rệu rã đi.

Tôi trở lại phòng khách và Vigo đưa cốc rượu lên miệng.

– Tôi chẳng có gì để nói với anh cả – Tôi nói – chẳng có gì.

– Vậy thì tạm biệt anh nhé. Tôi tin rằng tôi sẽ không trở lại làm phiền anh đâu.

Ra tới cửa, hắn lại trở vào, như hắn không can tâm từ bỏ hết mọi hy vọng – hy vọng của hắn hoặc hy vọng của tôi.

– Hôm đó sao anh đi xem một cuốn phim lạ kỳ làm vậy? Ðối với anh thì thật lạ kỳ. Tôi không thể tim được rằng anh lại tìm xem một cuốn phim lịch sử. Phim gì nhỉ? Robin Hood à?

– Scaramuster, tôi nghĩ vậy. Tôi cũng phải giết thì giờ chứ. Và khi đó tôi đang cần lãng quên đi.

– Cần lãng quên?

– Chúng ta ai mà chẳng có những nỗi buồn phiền riêng tư của mình, anh Vigo – tôi làm ra vẻ chăm chú giải thích.

Khi Vigo đi rồi, tôi còn được một giờ trước khi Phượng về để được một con người đang sống làm bầu bạn. Thật lạ kỳ là việc Vigo tới thăm lại làm cho tôi xao xuyến đến thế. Tôi có cảm giác như được một nhà thơ đem tác phẩm lại nhờ tôi phê bình, nhưng tôi đã sổ toẹt đi một cách hờ hững. Tôi là một con người không có một thiên hướng gì – người ta không thể nghiêm túc coi nghề làm báo là một thiên hướng – nhưng tôi có thể nhận ra thiên hướng của người khác. Nay thấy Vigo đã ra về để hoàn tất bản hồ sơ còn chưa đầy đủ của mình, tôi ân hận rằng đã chưa đủ can đảm để gọi anh ta lại mà nói: “Anh đã thấy sự thật. Tôi đã gặp Pyle cái đêm hắn ta chết”.