Menu Đóng

Chương 12

– Hình như ông có một mạng lưới tình báo rất tốt – Tôi nói.

– Nhưng tôi vẫn chưa hiểu câu chuyện sẽ dẫn tới đâu.

– Tôi đã nhờ ông Chu liên lạc với ông Dominge.

– Xem chừng ông phát hiện ra một đường dây giữa Pyle và tướng Thế – Tôi nói.. – Sợi dây có vẻ mỏng manh lắm. Cũng không đáng là một tin tức nữa. ở đây ai cũng cho mình là một người tình báo.

Heng lấy gót chân đạp vào cái thùng sắt sơn đen, và tiếng động như được các giường sắt tiếp âm cho vang thêm lên.

– Ông Fowler, ông là một người Anh. Ông trung lập. Ông cư xử với chúng tôi không thiên vị bên nào. Ông có thể có cảm tình người nào trong chúng tôi, nếu họ vì niềm tin mà đứng về bên này hay bên khác.

– Nếu ông có dụng ý định nói rằng ông là một người cộng sản hay là một phái viên của Việt Minh thì xin cứ nói thẳng. Tôi không có phản ứng gì đâu. Tôi không có quan điểm chính trị.

– Nếu có điều gì không vui vẻ lắm xảy ra ở Sài Gòn nay, thì chúng tôi sẽ bị lên án. Uỷ ban của chúng tôi mong ông có một sự nhìn nhận đúng vấn đề. Do thế, tôi sẽ đưa ông xem vật này vật khác.

– Diolacton là cái gì? Một thứ sữa đặc ư?

– Cũng không xa lạ với sữa lắm.

Anh Heng chiếu đèn vào trong cái hộp sắt. Một chút bột trắng còn dính lại ở đáy hộp, như một lớp bụi.

– Ðây là một loại thuốc nổ Hoa Kỳ – Anh ta nói.

Tôi cầm lấy cái khuôn để xem kỹ và thử đoán xem nó dùng để đúc ra viện gì. Tất nhiên vật đúc từ khuôn ra sẽ hình thù ngược lại khuôn như những hình trong gương vậy.

– Không phải để sản xuất đồ chơi.

– Như một thanh sắt để treo cái gì đó.

– Không rõ để dùng vào việc gì.

Anh Heng quay mặt đi, nói:

– Tôi chỉ mong ông sẽ nhớ lại những cái hôm nay ông đã thấy. Một ngày nào đó có lẽ ông có cơ hội viết một bài về vấn đề này. Nhưng xin đừng bao giờ nói về cái thùng ông đã nom thấy ở đây.

– Cả về cái khuôn?

– Nhất là về cái khuôn.

Thật là không dễ chịu khi lần đầu gặp lại con người đã cứu mình, như người ta nói. Từ khi nằm bệnh viên, tôi không gặp lại Pyle, tôi dễ hiểu sự không lên tiếng, không lại thăm của hắn, vì hắn còn hay dè dặt ngượng ngùng hơn tôi, nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn về một điều vô lý. Buổi tối, trước khi những điếu thuốc làm thần kinh tôi đỡ căng thẳng có lúc tôi hình dung ra hắn lên thang gác của tôi, gõ cửa phòng tôi, ngủ trêng giường tôi. Về điều này, tôi thật bất công với hắn, và thấy mình vừa mang ơn vừa có lỗi. Rồi tôi lại thấy ăn năn về bức thư đã viết cho hắn (vài vị tổ tiên xa xôi nào để lại cho tôi cái lương tâm vô lý đó. Chính các cụ xưa cũng không băn khoăn như vậy khi hiếp chóc và giết người trong cái thế giới đồ đá cũ của các cụ).

Tôi có nên thết người đã cứu tôi một bữa cơm không? – Ðôi khi tôi tự hỏi như vậy – Hay đơn giản là hẹn nhau tới uống chút ít tại quán rượu cảu tiệm Continetal. Ðây là một việc xã giao ít khi gặp, làm thế nào là tuỳ ở việc mình cho tính mạng đáng giá bao nhiêu. Một bữa cơm với một chai rượu vang hay một cốc Whisky lớn? Tôi băn khoăn mất mấy ngày, nhưng việc này lại do Pyle giải quyết hộ, vì hắn đến lớn tiếng gọi tôi qua cánh cửa phòng đang đóng. Một buổi trưa nóng nực, tôi đang ngủ say vì suốt buổi sáng đã mệt nhoài vì cố tập đi đứng với cái chân đau, nên không nghe thấy gì hết.

– Thomas, anh Thomas!

Tiếng gọi rơi vào đúng khi tôi mơ thấy mình đi trên một con đường vắng, tìm mãi không ra chỗ rẽ. Ðường cứ trải dài ra một cuốn băng ghi tín hiệu đều đều chạy theo một tốc độ không thay đổi, nếu không có tiếng người gọi đó đến làm nó ngưng lại, trước hết là tiếng rên rỉ từ trong tháp canh, sau đó gọi đích danh tôi.

– Thomas, anh Thomas!

Tôi trả lời nho nhỏ:

– Cút đi, Pyle. Ðừng tới gần tôi. Tôi không muốn ai cứu tôi cả.

– Thomas!

Hắn lấy nắm tay đấm cửa, nhưng tôi giả chết, y như tôi đã lộn lại thửa ruộng, và Pyle là kẻ thù địch.

Bỗng nhiên tôi thấy tiếng la ngưng hẳn, ai đó thì thào nói trong hành lang và ai đó trả lời lại. Những tiếng thì thầm bao giờ cũng nguy hiểm. Tôi không nhận ra tiếng nói của ai. Tôi nhẹ nhàng xuống giường, chống gậy đi tới cánh cửa phòng ngoài. Có lẽ vì tôi đi chậm quá, có lẽ họ đã nghe thấy tôi đi, nên ngoài cửa là sự im ắng. Sự im lặng giống như một cây leo có tay bám, thân cây luôn qua cửa, bò dài ra, tỏa lá khắp phòng tôi đang đứng. Ðây là một sự im lặng mà tôi không ưa thích. Tôi xé tan sự im lặng đó bằng cách mở tung cửa. Phượng hiện ra ở hành lang, hai tay Pyle đặt trên vai cô, với vẻ như họ vừa buông nhau ra sau một cái hôn.

– Nào, xin mời vào, xin mời – Tôi nói.

– Không sao gọi được anh – Pyle nói.

– Lúc đầu vì tôi đang ngủ, sau đó vì không muốn bị ai quấy rầy. Nhưng bây giờ bị quấy rồi, thì xin mời vào. Tôi dùng tiếng Pháp hỏi Phượng: – Cô kiếm được hắn ở đâu đưa về đây thế?

– Ở NGAY ĐÂY, TẠI HÀNH LANG này, tôi nghe tiếng đập cửa và chạy lên mở.

– Xin mời ngồi – Tôi nói với Pyle – Uống một ly cà phê nhé?

– Không, Thomas ạ, và tôi cũng chẳng muốn ngồi nữa.

– Tôi thì ngồi, chân chóng mỏi lắm. Anh đã nhận được thư của tôi chưa?

– Rồi. Tôi cho rằng anh không bao giờ nên viết như thế.

– Vì sao?

– Vì nó gồm toàn những điều dối trá. Trước kia tôi rất tin ở anh.

– Anh không nên tin ở bất kỳ người nào khi đứng trước việc được hay mất một người đàn bà.

– Vậy xin kể từ hôm này, anh cũng không nên tin tôi nữa. Tôi sẽ viết những lá thư với bì thư đánh máy. Tôi thấy mình đã trưởng thành lên (Nhưng giọng nói của hắn lại đầy nước mắt, và có vẻ trẻ con hơn bao giờ hết). Anh có thể thắng mà không cần gian lận được không?

– Không. Ðây là một thí dụ về lối chơi hai mặt của châu Âu. Chúng tôi phải tìm cách bù đắp lại sự thiếu vũ khí. Nhưng tôi chắc đã hớ hênh thế nào. Sao anh phát hiện ra được lời nói dối?

– Nhờ chị cô ta. Bà ấy làm việc ở sở của Jo. Tôi vừa ở chỗ bà ta về. Bà ta biết anh bị gọi về nước.

– Ra thế! – Tôi thở phào trả lời – Phượng cũng biết rồi?

– Và thư của vợ anh, Phượng chắc cũng biết. Chị cô ta đã xem rồi.

– Sao?

– Hôm qua bà ta đến đây, anh đi vắng, Phượng đã cho bà ta xem. Anh không bịp nổi bà ấy vì bà ấy đọc được tiếng Anh.

– Thế đấy.

Chẳng nên trách móc ai làm gì. Rõ ràng thủ phạm là tôi. Chắc Phượng chỉ vì khoe khoang mà cho xem thư, cô ta không vì hồ nghi mà làm việc đó.

– Cô biết rõ từ tối qua à? – Tôi hỏi Phượng.

– Vâng.

– Thảo nào cô chẳng nói năng gì (Tôi nắm tay cô), đáng lẽ cô phải nổi cơn tam bành lên. Nhưng cô không phải là một con mụ Tam Bành.

– Tôi cũng phải suy nghĩ tính toán chứ.

Lúc này toi mới nhớ là khi chợt thức giấc lúc đêm, tôi thấy cô không thở đều và biết cô không ngủ. Tôi đưa tay sờ cô và hỏi. Em nghĩ gì vậy? Từ khi đến ở đường Catina, cô hay bị mê sảng, nhưng đêm qua cô lắc đầu để trả lời tôi là không phải mê sảng. Cô quay lại tôi, tôi kề đùi vào đùi cô& cử chỉ mở đầu cho quan hệ riêng tư giữa chúng tôi. Nhưng lúc đó tôi cũng chưa nhận ra điều khác thường.

– Anh Thomas, anh có thể giải thích là tại sao?

– Ðiều đó đối với tôi là việc tất nhiên. Tôi muốn giữ cô ta.

– Dù ngược lại lợi ích của cô ta?

– Ðúng thế.

– Thế không phải là yêu.

– Có lẽ đó không đúng với kiểu của anh.

– Tôi muốn bảo vệ cho cô ta.

– Tôi thì khác. Cô ta chẳng cần sự bảo vệ nào. Tôi muốn có cô ta bên cạnh tôi. Tôi muốn có cô ta trên giường tôi.

– Dù có không thuận tình và bị ép buộc?

– Pyle này, cô ta chẳng ở nơi nào khi cô ta không đồng tình và bị cưỡng bức đâu.

– Sau những việc làm của anh ta thì cô ta chẳng yêu nổi anh nữa.

Những tư tưởng của Pyle cứ đơn giản như vậy. Tôi quay lại nhìn Phượng. Cô ta đã vào trong buồng, kéo chiếc khăn trải giường, cho phẳng phiu, làm xong cô lấy từ ngăn sách ra một cuốn sách tranh rồi ngồi xuống giường đọc, y như câu chuyện chúng tôi không liên quan gì đến cô. Tôi biết cô đọc cuốn sách gì: Ðời bà hoàng hậu nước Anh kể bằng hình ảnh. Tôi nom thấy hình quay ngược của chiếc xe ngựa bốn bánh sang trọng chở bà tới cung điện Westminster.

– Chữ “tình yêu” là một từ ngữ tây phương – Tôi nói – Chúgn ta dùng từ đó vì những lý do tình cảm hay để che đậy cái việc chúng ta bị ám ảnh về ý muốn có một người phụ nữ. Những người ở đây không bị cái gì ám ảnh cả, Pyle ạ, anh sẽ bị khốn khổ nếu anh không tự đề phòng.

– Nếu chân anh không bị gãy thì tôi nện cho anh một trận.

– Anh phải biết ơn tôi, biết ơn cả bà chị cô Phượng. Từ nay, anh có thể cứ tiến thẳng về phía trước, anh vốn hay bị lương tâm cắn rứt trong những việc không dính gì đến chất nổ.

– Chất nổ gì?

– Tôi thành tâm mong anh hiểu anh đang làm những việc gì. Tôi vẫn tin rằng anh có những ý đồ tốt đẹp cả. (Hắn có vẻ tự lự và hồ nghi). Ðôi lúc tôi lo rằng anh có những ý đồ xấu, như vậy anh dễ hiểu những con người hơn. Ðiều tôi nói với anh là nói về cả nước anh. Pyle ạ.

– Tôi muốn đảm bảo cho cô ta một cuộc sống đàng hoàng. ở đây& khai thối quá.

– Chúng tôi chống lại mùi đó bằng những nén hương. Còn anh, tôi chắc anh sẽ mua cho cô ấy một tủ lạnh, một xe riêng, và chiếc máy thu hình kiểu tối tân nhất, và…

– Và những đứa con.

– Những công dân Hoa Kỳ trẻ tuổi, xuất sắc, sẵn sàng tuyên thệ không có dính dáng gì đến các hoạt động chống nước Mỹ.

– Còn anh, anh biếu cô ta cái gì? Anh định đem cô ấy về Anh à?

– Không, tôi không độc ác đến nỗi thế. Trừ khi đủ tiền mua cho cô ta một tấm vé khứ hồi.

– Vậy anh giữ cô ấy để tùy thích sử dụng cho đến lúc anh ra đi?

– Pyle, cô ta là một con người. Cô ta đủ khả năng tự quyết định đời mình.

– Dựa vào những lời nói dối?

– Cô ấy không phải là một đứa con nít. Cô ấy rắn rỏi hơn anh đấy. Anh có biết có loại sơn bóng không cạo xước được không? Phượng như thế đấy. Cô ta có thể tiếp tục sống sau một tá người như anh và tôi. Cô ta chỉ già đi thôi. Ðói khát, rét mướt, tê thấp, đẻ đái sẽ làm cô ta khổ sở, nhưng cô ta không như chúng ta giày vò bởi những cơn ám ảnh hay những nỗi suy tư, không có cái gì cào xước nổi cô ta. Dần dần cô ta sẽ thoát được.

Nhưng vừa nói, tôi vừa nhìn Phượng giở ra xem trang sách khác (bức ảnh công chúa chụp cùng gia đình) và tôi hiểu rằng tôi đã hư cấu ra một nhân vật, y như Pyle đã làm. Người ta không bao giờ hiểu được một con người khác. Theo tôi biết, cô ta có thể có những nỗi sợ như chúng tôi, nhưng không bao giờ biết nói những điều đó ra. Và tôi nhớ lại cái năm đau khổ đầu tiên khi tôi rất nhiệt tình tìm hiểu tâm tư cô, khi tôi van vỉ yêu cầu cô nói cho tôi nghe cô đang nghĩ gì, khi tôi làm cô kinh hãi vì đã nổi giận một cách vô lý trước sự im lặng của cô. Tôi đã sử dụng những cơn dục vọng của tôi như khi đâm mũi gươm vào ruột gan một nạn nhân, giết luôn sự tự chủ của nó và bắt nó phải nói ra.

– Anh nói thế đủ rồi đấy. Pyle ạ. Anh đã biết hết những điều anh cần biết. Bây giờ xin mời anh về.

– Phượng – Pye gọi.

– Ông Pyle bảo gì ạ? – Cô ngước mắt lên trả lời, giữa khi đang mê mải ngắm ảnh lâu dài Wilson và sự lễ độ trịnh trọng của cô lúc này mang một vẻ tức cười và làm tôi yên lòng.

– Anh ta đã lừa dối cô đấy.

– Tôi không hiểu gì cả.

– Ôi, anh cút đi – Tôi nói – Trở về cái lực lượng thứ ba của anh, về với York Hardin và với vai trò của nền dân chủ. Ði mà làm những đồ chơi bằng chất nổ!

Sau này tôi phải thú nhận rằng hắn đã làm đúng như tôi bảo hắn.
Gần hai tuần trôi qua, kể từ cái chết của Pyle, tôi gặp lại Vigo. Tôi đang đi dọc đại lộ Sacne lên thì nghe hắn gọi tôi từ “Câu lạc bộ”.

Ðấy là cái tiệm ăn tôi ưng lui tới nhất, thời gian đó, những nhân viên mật vụ như thách thức những người căm ghét họ thường dùng bữa trưa tối luôn ở từng trệt, trong khi những căm ghét họ thường dùng bữa trưa bữa tối luôn ở từng trệt, trong ki những người khác ăn uống tại tầng trên, ngoài tầm ném lựu đạn của du kích. Tôi lại bàn ông ta và ông ta gọi một cốc Vecmus Casi.

– Làm một vài ván chứ?

– Nếu anh muốn.

– Tôi dốc những con xúc xắc của tôi ra để đánh 4-2-1 theo thường lệ. Ba con số đó, hay những con xúc xắc thoáng trông thấy, sao mà làm tôi nhớ lại những năm chiến tranh ở Ðông Dương thế! ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ nhìn thấy hai người gieo những con xúc xắc là tôi như thấy lại mình đang sống trong phố phường Hà Nội, Sài Gòn, hay tại những ngôi nhà đổ nát của Phát Diệm bị oanh tạc, tôi thấy lại những lính dù mặc áo nguỵ trang loang lổ nom tạ những con sâu, đi tuần dọc những con kênh, nghe tiếng súng cối tiến lại gần, đoi khi như thấy lại một đứa bé chết còng queo.

– Không cần bôi vaseline à? – Vigo hỏi.

Ông ta đẩy lại phía tôi que diêm cuối cùng. Kiểu nói lóng tục tĩu này là kiểu nói của tất cả bọn nhân viên Liêm phóng, có lẽ do Vigo sáng tạo ra, được mọi tên tuỳ tùng dùng theo tuy họ không bắt chước ở ông ta sự thích thú Pascan.

– Thiếu uý.

Mỗi lần thắng là được lên một bậc. Ván bài kết thúc khi một bên lên tới đại uý hay thiếu tá. Vigo thắng ván thứ hai cũng như ván trước, rồi vừa đếm những que diêm vừa nói:

– Chúng tôi đã tìm thấy con chó của Pyle.

– Vậy à?

– Tôi đoán nó không chịu rời xác chủ nó. Dù sao họ cũng đã cắt cổ nó rồi. Thấy nó ngập trong bùn, cách Pyle năm mươi bước. Nó đã lết được tới đó.

– Anh vẫn tiếp tục theo dõi việc này?

– Ngài bộ trưởng thúc chúng tôi. Nếu một người Pháp bị giết thì nhờ trời, chúng tôi không bị phiền hà đến thế. Phải thú thật rằng việc này chẳng đến nỗi là một sự kiện hiếm hoi có chút giá trị nào.

Chúng tôi chia lại số que diêm, và lại tiếp tục đánh ăn thua thật sự. Vigo đánh nhanh như làm ảo thuật. Số que diêm của ông ta chỉ còn lại có ba, trong khi số điểm của tôi cứ tụt hoài.

– Vú vê – Vigo vừa nói vừa đẩy sang phía tôi hai que diêm.

Khi đẩy được nốt que diêm cuối cùng, ông ta tuyên bố: Ðại uý và toi phải gọi người hầu bàn đến mua rượu phạt.

– Anh có bị ai đánh bại bao giờ không? – Tôi hỏi.

– ít khi. Anh có muốn phục thù không?

– Xin để lần khác. Ðánh như anh thì tài thật, anh Vigo, anh có chơi loại bài bạc may rủi nào khác?

Ông ta mỉm cười chua chát và tôi không hiểu tại sao lại nghĩ tới con người tóc vàng ông ta đã lấy làm vợ, con người mà thiên hạ đồn rằng không chung tình, hay đi lang chạ với người dưới quyền trẻ tuổi của ông ta.

– Ô này, – Ông ta nói – Nhất đấy.

– Nhất?

– “Hãy cân nhắc hơn thiệt – Vigo dẫn Pascan, – Và nên tin rằng có trời. Xét hai trường hợp: nếu được thì được tất cả, nếu mất thì cũng chẳng mất gì”.

Tôi dẫn Pascan để đáp lại ngay – Và đây cũng là đoạn duy nhất của Pascan mà tôi còn nhớ được:

– “Cần phải nói rằng kẻ tin và kẻ không tin đều có lỗi. Cái đạo đúng là không nên thách thức”.

– “Nhưng phải thách thức. Không phải do tự nguyện mà mọi người bị trói buộc”. Anh đã không hành động theo những nguyên tắc sống của anh. Anh cũng đứng về một bên rồi đấy, y như tất cả mọi người.

– Nưng không phải lĩnh vực của sự tín ngưỡng.

– Tôi không nói về vấn đề tín ngưỡng. Thực ra tôi đang nghĩ đến vấn đề con chó của Pyle.

– ồ!

– Chắc anh còn nhớ anh nói với tôi những điều gì&

anh bảo phải tìm ra dấu vết qua chân của con chó, bằng cách phân chất vết bùn, và vân vân&

– Và anh đã trả lời là anh không phải thuộc loại thám tử như Merge và Le Cok

– ấy thế mà tôi không đến nỗi uổng công đâu. Khi đi ra ngoài, Pyle bao giờ cũng dắt theo con chó của mình, phải không?

– Hãy cho là như thế đi.

– Con chó đó quý lắm, hắn không bao giờ để chạy rông một mình đâu nhỉ?

– Ai lại dại dội như thế! ở đây chó nào người ta cũng thịt được (Ông ta định bỏ những con xúc xắc của tôi vào túi) ấy xúc xắc của tôi!

– ồ, xin lỗi, tôi đang mải nghĩ.

– Sao anh lại nói tôi đứng về một phe?

– Anh gặp con chó của Pyle lần chót vào hôm nào, anh Fowler?

– Có trời biết được. Tôi không ghi vào sổ tay những cuộc hẹn hò với giống chó.

– Khi nào anh trở về Anh?

– Cũng chưa thật chính xác.

Tôi không muốn cung cấp tin tức cho bọn Liêm phóng. Như vậy lại đỡ rày rà cho họ.

– Tối nay tôi muốn nói chuyện với anh một lát. Vào mười giờ nhé? Trừ phi anh đang bận với ai.

– Tôi sẽ bảo Phượng đi xem chiếu bóng.

– Nối lại quan hệ tốt với cô ta rồi à?

– Phải.

– Lạ nhỉ. Tôi trước đây tưởng anh đau khổ lắm.

– Có nhiều lý do khiến người ta đau khổ, anh có nghĩ thế không? (và tôi nói thêm một cách tàn nhẫn) Anh có đủ tư cách để hiểu điều đó.

– Tôi ấy à?

– Anh cũng không phải là con người hạnh phúc lắm.

– ồ, tôi không có lý do gì để than vãn cả. “Một gia đình phá sản không phải là một gia đình tồi tệ”.

– Anh nói gì thế?

– Vẫn dẫn Pascan đấy mà. Ðấy là một lý lẽ để bảo vệ niềm tự kiêu khi người ta bị đau khổ. “Một cái cây to không tự cho mình là tồi tệ”.

– Tại sao anh lại làm cái nghề mật thám này, anh Vigo?

– Vì một loạt yếu tố. Vì cần kiếm sống, vì tò mò muốn biết nhiều kiểu người, và& nói thật là do ảnh hưởng của nhà viết tiểu thuyết trinh thám Gabrio.

– Có lẽ anh phải thành tu sĩ thì đúng hơn.

– Khi xưa tôi không được đọc những tác giả cần phải đọc.

– Anh vẫn còn nghi ngờ tôi phải không?

Ông ta đứng lên, uống cạn cốc rượu.

– Chỉ muốn nói chuyện với anh thôi.

Khi ông ta đi rồi, tôi nhận ra ông ta đã nhìn tôi một cách ái ngại, y như người ta nhìn một tù nhân mà mình sắp bắt, sắp phải chịu cái án tù chung thân.
Tôi đã phải chịu đựng sự trừng phạt. Có thể nói rằng Pyle, khi rời khỏi phòng tôi đã bắt tội tôi phải sống nhiều tuần lễ hoài nghi, lo ngại. Cứ mỗi lần về đến nhà là mỗi lần đón chờ một tai họa.

Ðôi khi, Phượng không ở nhà và tôi không sao làm việc được cho tới lúc cô về, vì tôi luôn tự hỏi không biết cô có về nữa hay không. Tôi khéo hỏi xem cô đi về những nơi đâu (và cố để cho sự lo ngại, nghi ngờ không xen vào trong giọng nói của mình). Và cô ta trả lời “đi chợ” hay “ra hiệu”, vừa nói vừa giơ một vật để làm bằng (lúc đó, ngay đến việc cô vội vã chứng mình cho lời nói cũng lại càng khiến cô đáng khả nghi hơn) và đôi khi là đi xem chiếu bóng, cái cuống vé sẵn đấy để làm bằng, thảng hoặc đi thăm bà chị thì hẳn là, theo tôi nghĩ, để gặp lại Pyle tại đó. Trong thời gian này, tôi ngủ với cô một cách thô bạo, y như vì ghét cô, nhưng chính ra tôi có ghét là ghét sự lo lắng cho tương lai. Sự trống trải vào tận giường tôi, tôi ôm trong lòng tôi sự trống trải. Phượng thì không có gì khác trước, cô nấu cơm, tiêm thuốc, với sự dịu dàng và vẻ dễ mến, cô hiến tấm thân cô cho sự khoái lạc của tôi (nhưng đâu còn sự khoái lạc). Và giống những ngày đầu, khi tôi muốn hiểu tâm hồn cô, ngày nay tôi muốn biết cô đang có những ý nghĩ gì, nhưng cô giấu những ý nghĩ đó dưới một thứ ngôn ngữ mà trước tôi chưa hề quen biết. Tôi không muốn vặn hỏi cô. Tôi không muốn buộc cô phải nói dối (chừng nào người chưa nói dối trắng trợn với nhau, thì người ta còn nuôi ảo tưởng là giữa hai người chưa có gì thay đổi), nhưng rồi sự lo âu của tôi bỗng bật thành tiếng, và tôi hỏi:

– Cô gặp Pyle lần chót khi nào?

Cô ngập ngừng hoặc cô thực sự tìm nhớ lại, tôi cũng không rõ:

– Ðó là lần anh ta tới đây lần cuối cùng.

Gần như một cách không có chủ định, tôi đâm ra phủ định tất cả những cái gì là của Hoa Kỳ. Trong khi trò chuyện, tôi luôn nhấn mạnh về sự tầm thường của văn học Mỹ, những vụ bê bối trong chính cuộc Mỹ, tư cách bỉ ổi của trẻ con Mỹ. Người ta có thể nói là vì Phượng mà tôi không chỉ mất một người bạn, mà mất đi cả một quốc gia. Không có gì Hoa Kỳ làm mà lại có thiện ý. Tôi đi đến chỗ làm người ta nhức đầu về sự ám ảnh bởi nước Mỹ, ngay cả những người bạn Pháp, họ sẵn sàng chia sẻ với tôi sự khinh ghét đó. Y như tôi bị một kẻ phản bội lại. Nhưng người ta chỉ có thể gán chữ phản bội cho một bạn bè thôi chứ, còn đây lại là kẻ thù.

Chính vào lúc xảy ra vụ “bom xe đạp”. Một hôm từ quán rượu Hoàng Gia về, tôi thấy căn phòng trống rỗng (Phượng đi xem chiếu bóng hay ở nhà bà chị?). Anh ta xin lỗi vì còn ốm và yêu cầu tôi mời giờ rưỡi sáng mai có mặt trước cửa hiệu lớn tại góc đại lộ Sacne. Anh ta viết thư theo yêu cầu của ông Chu, nhưng tôi cho là của ông Heng thì đúng hơn, ông ta đòi hỏi sự có mặt của tôi ở nơi đó.

Tất cả vụ này thực ra không đáng được kể lại trong một đoạn viết, nhất là một đoạn văn hài hước. Việc sẽ không đáng giá gì nếu so với cuộc chiến đáng buồn và nặng nề đang dai dẳng ở miền Bắc, so với những con sống đào đầy xác chết bị ngâm nước lâu ngày ở Phát Diệm, với tiếng súng cối dập xuống, hay với ánh sáng thê thảm của bom napan bùng cháy. Tôi chờ chừng mười lăm phút cạnh một quầy bán hoa, thì một chiếc cam-nhông chở đầy cảnh binh từ tổng hành dinh cảnh sát phố Catina đỗ xịch trong tiếng phanh nhức óc và tiếng bánh xe kín kít sát mặt đường. Người từ trên xe nhảy xuống và xông tới cửa hàng như để tấn công vào đám đông dân chúng nhưng không có đám đông, chỉ có một dãy xe đạp đổ nghênh ngang. Tất cả những tòa nhà lớn ở Sài Gòn đều có một hàng rào như vậy bao quanh, ở các nước phương Tây chúng ta không có một khu sinh viên nào lại lắm xe đạp như vậy. Trước khi tôi chỉnh được chiếc máy ảnh thì một cảnh tức cười và không hiểu nổi đã diễn ra xong xuôi. Những cảnh binh đã lách tới được cái rừng xe đạp ấy rồi lại nhô lên giơ cao trên đầu ba chiếc, chạy ngang qua mặt đường rồi vứt vào cái bể nước xây làm cảnh. Tôi không túm được một người nào trong bọn, họ đã nhảy lên xe phóng nhanh về phía đại lộ Bona.

– Trận đánh xe đạp – Có tiếng nói, tiếng ông Heng.

– Có việc gì đang diễn ra thế? – Tôi hỏi – Tập à? Ðể làm gì?

– Xin chờ một lát – Ông Heng nói.

Một vài người đang dạo chơi bắt đầu tiến lại gần bên bồn nước, nơi một bánh xe thò lên như một chiếc phao báo hiệu cho tầu qua lại biết nơi đây còn có những xác tàu bị chìm. Một cảnh binh vừa chạy qua đường vừa xua tay.

– Ta tới gần xem một chút.

– Cứ đứng đây thì hơn – Ông Heng nói, mắt dán vào chiếc đồng hồ đeo tay. Kim chỉ mười một giờ bốn phút.

– Ðồng hồ ông nhanh đấy! – Tôi nói.

– Khi nào nó cũng nhanh vài phút.
Ðúng lúc đó bể nước nổ tung, và nước tràn ra đường, một tảng gạch bay tới đập vỡ tan một cửa kính, và những mảnh kính vỡ rơi như một dòng nước trút xuống.

Không có ai bị thương. Chúng tôi rũ áo cho sạch nước và mảnh kính vụn. Một chiếc bánh xe quay tít trên mặt đường, kêu vù vù như một con cù, lảo đảo rồi đổ kềnh xuống đất.

– Bây giờ đúng mười một giờ – ông Heng nói.

– Quái quỷ gì thế.

– Tôi đã nghĩ việc này có thể làm ông phải lưu tâm.

– Ông Heng nói – bây giờ chắc hẳn ông đã lưu tâm.

– Ði uống chút gì đi.

– Không, tôi xin lỗi, tôi phải về nhà ông Chu. Nhưng trước hết, tôi chỉ xem ông cái này. (Ông ta dẫn tôi tới nơi để xe đạp, mở chiếc khóa dây xe của ông). Xin ông nhìn cho kỹ.

– Một chiếc xe Raleigh – Tôi nói.

– Không, xin nhìn chiếc bơm xe. Nó không làm ông nhớ lại cái gì à?

Ông ta mỉm cười một cách tự kiêu trước vẻ ngơ ngác của tôi rồi bỏ đi. Tuy nhiên, ông ta vẫn quay lại vẫy tay chào tôi và đạp về phía chợ Lớn, nơi có kho sắt cũ của ông.

Khi tới Sở Liêm phóng để lấy tin, tôi mới hiểu ông đang định nói tới cái gì. Cái khuôn tôi được thấy trong kho nhà ông có hình dáng của một phần nửa một cái bơm xe đạp. Ngay hôm đó trong toàn thành phố Sài Gòn, nhiều cái bơm xe đạp bình thường hóa ra là những quả bom trá hình nổ đúng lúc mười một giờ, trừ những cảnh bình được người báo (tôi đoán là chính người của ông Heng đã báo) đã hành động kịp thời trước khi bom nổ. Việc cũng nhỏ thôi, sáu người bị thương nhẹ, còn không biết bao nhiêu xe bị hư hại. Những đồng nghiệp của tôi – ngoài phóng viên tờ Viễn Ðông dám nói đến “mưu sát” – hiểu rằng họ muốn cho báo của họ bán chạy thì chỉ nên đem vụ này làm một câu chuyện hài hước. “Bom trên xe đạp” là một cái đầu đề hấp dẫn. Tất cả đều đổ cho cộng sản. Chỉ có tôi là người đổ việc làm, này cho tướng Thế không còn là vấn đề thời sự. Hoài giấy mà nói về ông ta. Tôi nhờ Dominge chuyển cho ông Heng một thư nói rõ là tôi đã gắng hết sức mình. Ông Heng nhờ trả lời miệng một cách lịch sự. Hình như ông ta hay cái Uỷ ban gì đó của ông ta dễ phật ý lắm. Không có ai oán trách ghê gớm những người cộng sản về vụ này. Ngay dù cho họ có làm như vậy, thì họ chỉ được thêm tiếng là những người thích đùa. Trong các cuộc tiếp tân, người ta thường hỏi nhau: “Liệu họ sẽ nghĩ ra một trò gì ngộ hơn thế nữa không?”. Và cái vụ lố bịch này được hình tượng hóa trong óc tôi bằng hình ảnh của chiếc bánh xe quay tít một cách vui vẻ như một con quay ở giữa đường phố. Tôi không nói gì về Pyle về những mối quan hệ cảu hắn với tướng Thế. Mặc hắn cứ làm những đồ chơi với thuốc nổ, như vậy có lẽ hắn khỏi nhớ đến Phượng. Tuy nhiên, một tối, vì đi ngang qua, và cũng vì không có việc gì làm thú vị hơn, tôi tạt vào garage của ông Mười.

Ðó là một nơi trên bờ phố Somer, không rộng và rất lộn xộn, khá giống với một kho chứa đồ sắt cũ. Một chiếc xe đang được kích lên ngay giữa garage, nắp xe há hốc, hình thù xe giống như một con thú tiền sử trưng bày tại một nhà bảo tàng tỉnh lẻ không có ai vào xem. Tôi tin rằng không có ai còn nhớ là chiếc xe nằm đó. Những mẩu sắt cũ vứt rải rác trên mặt đất, những người Việt Nam không bỏ đi một chút gì, giống như một người đầu bếp Tàu, từ một con vịt làm được bảy món, đến cái móng chân cũng không để phí. Tôi lại nghĩ vì một sai sót nào mà người ta đã vứt những hộp Diolacton rỗng và những khuôn đúc hỏng, biết đâu nó chẳng bị một người làm lấy trộm đem bán lấy dăm đồng bạc, hay là ông Heng lắm mưu mẹo đã mua chuộc được một nhân viên nào đó.