0517. Mái tây để lạnh hương nguyền,
0518. Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
0519. Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
0520. Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
0521. Vội chi liễu ép hoa nài,
0522. Còn thân ắt lại đền bồi có khi.
0523. Thấy lời đoan chính dễ nghe,
0524. Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
0525. Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân,
0526. Tin đâu đã đến cửa ngăn gọi vào.
0527. Nàng thì vội trở buồng thêu,
0528. Sinh thì dạo gót sân đào vội ra.
0518. Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
0519. Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
0520. Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
0521. Vội chi liễu ép hoa nài,
0522. Còn thân ắt lại đền bồi có khi.
0523. Thấy lời đoan chính dễ nghe,
0524. Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
0525. Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân,
0526. Tin đâu đã đến cửa ngăn gọi vào.
0527. Nàng thì vội trở buồng thêu,
0528. Sinh thì dạo gót sân đào vội ra.
Chú giải
- (0517) mái tây: tây sương 西廂. Xem chú giải (0512) Thôi Trương.
- (0519) gieo thoi: bởi chữ “đầu thoa” 投梭. Tạ Côn 謝鯤 đời Tấn, ghẹo người con gái đang ngồi dệt cửi, bị ném cái thoi ném vào mặt (Tấn thư 晉書, Tạ Côn truyện 謝鯤傳). Về sau “đầu thoa” (gieo thoi) ý nói cự tuyệt chuyện chòng ghẹo dâm đãng.
- (0519) giữ giàng: giữ gìn, coi chừng cẩn thận. § Tham khảo: theo ý kiến (juillet 2021) ông chủ nhà sách Terre Nouvelle (184 Av. de Choisy, 75013 Paris): “giàng” là một bộ phận trong khung dệt cửi, còn gọi là “văng”, dùng để giữ sợi ngang tấm vải trên khung cửi cho thẳng. 2 chữ “giữ giàng” trong câu 0519 hiểu theo nghĩa này cũng rất thích hợp và có thể hiểu rộng ra thành “giữ gìn, coi chừng cẩn thận”.
- (0525) bóng tàu: “tàu” là phiến gỗ dài đỡ chân dui mái nhà ở phía trước mái nhà chỗ gần giọt ngói (theo Đàm Duy Tạo).
- (0525) vẻ ngân: “ngân” là màu sáng bạc mặt trăng. Cả câu 0525 tả cảnh trăng xế thấp lúc gần sáng (theo Đàm Duy Tạo). # chữ nôm ở đây khắc là “vẻ sân”. § Nguyễn Tài Cẩn phục nguyên câu này là: Bóng tàu vừa lạt vẻ sân; nghĩa là: dưới ánh trăng đường tàu ở dưới mái nhà đổ bóng xuống sân, khi trăng mờ thì bóng đó nhạt đi (Tư liệu Truyện Kiều, từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, trang 468).
- (0527) buồng thêu: # chữ nôm khắc là “buồng đào”. Chữ 桃 (đào) còn có âm là “thao” (tha thiết đao 他刀切). Chữ này, trong bản Lâm Nọa Phu 1870 ghi là: “thêu” ⿰糸兆 (bộ Mịch+triệu). Xem chú giải (0157) buồng thêu. § Tạm ghi âm đọc là “buồng thêu” theo nhiều bản quốc ngữ phổ biến khác.