1453. Nàng vâng cất bút tay đề,
1454. Tiên hoa trình trước án phê xem tường.
1455. Khen rằng: Giá lợp Thịnh Đường.
1456. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân.
1457. Thật là tài tử giai nhân,
1458. Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
1459. Thôi đừng rước dữ cưu hờn,
1460. Làm chi lỡ nhịp cho đàn ngang cung.
1461. Đã đưa đến trước cửa công,
1462. Ngoài thì là lẽ song trong là tình.
1463. Dâu con trong đạo gia đình,
1464. Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.
1454. Tiên hoa trình trước án phê xem tường.
1455. Khen rằng: Giá lợp Thịnh Đường.
1456. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân.
1457. Thật là tài tử giai nhân,
1458. Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
1459. Thôi đừng rước dữ cưu hờn,
1460. Làm chi lỡ nhịp cho đàn ngang cung.
1461. Đã đưa đến trước cửa công,
1462. Ngoài thì là lẽ song trong là tình.
1463. Dâu con trong đạo gia đình,
1464. Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.
Chú giải
- (1454) tiên hoa: loại giấy đẹp có vẽ hoa dùng để viết thơ từ. Xem chú giải (1081) mảnh tiên.
- (1454) án phê: bàn quan ngồi phê chữ vào giấy tờ, tức là bàn giấy quan phủ.
- (1455) giá lợp: giá trị bao trùm, ý nói hay hơn rất nhiều.
- (1455) Thịnh Đường: thời kỳ thơ luật Đường toàn thịnh.
- (1456) nghìn vàng: rất đáng quý trọng (giá trị tinh thần rất lớn). Xem chú giải (0854) nghìn vàng.
- (1457) tài tử giai nhân: trai tài gái sắc. Xem chú giải (0047) tài tử giai nhân. Ghi chú: ở đây chỉ Thúc sinh và Thúy Kiều.
- (1458) Châu Trần: 朱陳 đời xưa bên Tàu có họ Châu và họ Trần đời đời kết hôn cùng nhau, thôn hai họ ở gọi là thôn Châu Trần 朱陳; sau mượn gọi hai nhà kết hôn nhiều đời với nhau. Ở đây cả câu ý nói cuộc nhân duyên Thúc sinh với Thúy Kiều vô cùng tốt đẹp.
- (1458) còn: # chữ nôm khắc sai thành chữ “con” ⿰子昆 (bộ Tử+côn). Chữ đúng: ⿰存昆 (tồn+côn).
- (1459) rước dữ cưu hờn: mua rước lấy điều dữ ác và cưu mang điều hờn giận.
- (1460) đàn ngang cung: đàn đánh không hợp cung nhịp với nhau.
- (1461) cửa công: sở quan, nha môn. Xem chú giải (1378) cửa công.
- (1462) ngoài thì là lẽ song trong là tình: (lược ngữ) quan phủ xác nhận rằng trong án kiện phải xét đủ lẽ và tình mới được công bình. § Khảo dị: có bản chép là “ngoài thì là lý song trong là tình”.
- (1464) bất bình: 不平 có nhiều nghĩa: (1) không bằng phẳng; (2) không công bình; (3) bất mãn, không vừa lòng, tức giận; (4) thân thể không được dễ chịu. § Ghi chú: “nỗi bất bình” ở đây chỉ “lòng tức giận” của Thúc ông.