Menu Đóng

Chương 126

1501Sông Tần một dải xanh xanh,
1502Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan.
1503. Cầm tay dài ngắn thở than,
1504. Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời.
1505. Nàng rằng: Non nước xa khơi,
1506. Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.
1507Dễ lòa yếm thắm trôn kim,
1508. Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng.
1509. Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,
1510. Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.
1511. Dù khi mưa gió bất tình,
1512Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi.

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan

Chú giải

  • (1501) sông Tần: Thơ cổ: Lũng đầu lưu thủy, Minh thanh ô yết. Diêu vọng Tần xuyên, Tâm can đoạn tuyệt  (Lũng đầu ca từ ) Dòng nước chảy ở đầu núi Lũng, Tiếng réo nghẹn ngào. Xa trông sông Tần, Ruột gan đứt nát. Nhưng Tản Đà nghĩ rằng con sông Tần này chính là sông Tần Hoài , ở mạn tỉnh Giang Tô , huyện Vô Tích  quê hương của Thúc sinh. Tức là muốn nói Thúy Kiều nghĩ đến Thúc sinh đang lặn lội trở về quê nhà trên dặm đường xa.
  • (1502) loi thoi: lơ thơ, tiêu điều (theo Đào Duy Anh); dài ngắn không đều (theo Tản Đà).
  • (1502) Dương Quan: # chữ nôm “quan” khắc sai thành chữ  (khai). Chữ đúng:  (quan). § Dương Quan là tên một cửa ải ở tỉnh Cam Túc  (thuộc thành cổ Hàm Dương  đời Tần). Ngày xưa bên Tàu khi chia tay nhau, người ta bẻ một cành liễu đưa cho người lên đường đi xa, nên cành liễu tượng trưng sự chia ly tiễn biệt. Xem chú giải (0893) chén khuyên. Vương Duy  (699-761): Vị thành triêu vũ ấp khinh trần, Khách xá thanh thanh liễu sắc tân. Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương Quan vô cố nhân 西 (Vị Thành khúc ) Vị thành mưa sáng tươi màu đất, Lữ xá xanh màu sắc liễu xuân, Anh ơi cạn hết ly này nhé, Ra khỏi Dương Quan ai cố nhân? (Nguyễn Hữu Vinh dịch). § Từ đó, Dương Quan cũng trở thành một biểu tượng khác cho những cuộc chia tay. Cửa ải Dương Quan ở phía tây Vị Thành, nên nói “ải tây” cũng có nghĩa là nói về “chỗ chia tay”. Tô Thùy Yên (1938-2019) trên đường lưu đày, gặp lại bạn cũ là Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), viết một bài thơ có 4 câu cuối như sau: Mãi mãi còn chia tay ải Tây, Ngày ngày mây lãng đãng qua đây. Cõi đời giấu một phía mê tưởng, Đi nép ranh, mường tượng ải Tây.
  • (1505) xa khơi: xa xôi. Xem chú giải (0915) mù khơi.
  • (1507) dễ lòa yếm thắm trôn kim: tục ngữ: “dễ lòa yếm thắm, khó lòa được trôn kim”, nghĩa là yếm đỏ thắm tuy rõ lồ lộ nhưng không chú ý thì có khi không thấy, cái trôn kim tuy nhỏ mà chú ý thì lại trông thấy được (theo Văn Hòe).
  • (1508) bưng mắt bắt chim: # chữ nôm khắc là “cho mắt bắt chim”. Chữ nôm “mắt” khắc sai nét. Chữ đúng là: ⿰ (bộ Mục+mạt). Tam quốc diễn nghĩa  có câu: Chủ bạ Trần Lâm viết: Bất khả! Tục vân: “Yểm mục nhi bộ yến tước”, thị tự khi dã 簿: ““,  (Hồi 2) Quan chủ bạ Trần Lâm can rằng: Việc ấy không nên. Tục ngữ có câu: “Bưng mắt bắt chim”, ấy là mình tự dối mình. § Tạm ghi âm đọc là “bưng mắt bắt chim” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1509) đèo bòng: dan díu, vướng vít tình duyên với nhau. Ca dao có câu “Đã trót đa mang nên phải đèo bòng”. # chữ nôm khắc là “bèo bồng”. Tạm ghi là “đèo bòng”  (đao+bồng) theo bản Duy Minh Thị 1872.
  • (1510) nói sòng: nói ngay, nói thẳng ra.
  • (1510) cho minh: cho minh bạch, rõ ràng. Xem chú giải (0960) cho minh.
  • (1511) mưa gió: có nhiều nghĩa: (1) mưa và gió; (2) việc xảy ra mạnh bạo dữ dội; (3) cảnh ngộ nguy khốn, khó khăn, khổ sở. Xem chú giải (0676) gió mưa.
  • (1511) bất tình (1) vô tình, bạc tình; (2) không hợp tình lí, không hợp với thường tình. § Ở đây “bất tình” dùng theo nghĩa thứ hai: nghĩa là “quá quắt, vượt quá thường tình”.
  • (1512) tôi đành phận tôi: (Kiều nói) tự mình biết giữ theo thân phận vợ lẽ của mình. § Câu 1507-1512: (lược ngữ) Kiều dặn dò Thúc sinh về nhà hãy khéo mà nói cho rõ ràng việc chàng dan díu có vợ lẽ; việc này cũng như cái trôn kim nhỏ nhưng người chú ý cũng nhìn ra, cũng như kẻ muốn bắt chim mà bưng lấy mắt thì không thể nào bắt được; Thúc sinh muốn che giấu vợ cả việc lấy vợ lẽ là điều hoàn toàn không làm được. Và ngôi thứ trong nhà có rõ ràng thì khi xảy ra chuyện sóng gió (đánh đập thân xác hoặc hành hạ tinh thần) quá quắt, vượt quá thường tình, Kiều mới có thể cư xử theo phận làm thiếp của mình trước uy thế của người vợ cả.