2725. Nàng còn ngơ ngẩn biết sao,
2726. Trạc Tuyền! nghe tiếng gọi vào bên tai.
2727. Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,
2728. Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.
2729. Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên,
2730. Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.
2731. Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
2732. Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.
2733. Một nhà chung chạ sớm trưa,
2734. Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.
2735. Bốn bề bát ngát mênh mông,
2736. Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau.
2726. Trạc Tuyền! nghe tiếng gọi vào bên tai.
2727. Giật mình thoắt tỉnh giấc mai,
2728. Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn.
2729. Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên,
2730. Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.
2731. Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
2732. Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.
2733. Một nhà chung chạ sớm trưa,
2734. Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.
2735. Bốn bề bát ngát mênh mông,
2736. Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau.
Chú giải
- (2725) nàng còn ngơ ngẩn biết sao: “ngơ ngẩn” = không biết gì, ngơ ngác, kinh ngạc. Xem chú giải (0486) ngơ ngẩn. § cả câu 2725: (lược ngữ) Kiều vừa nghe Đạm Tiên tóm lược suốt cuộc đời mười mấy năm lưu lạc, cùng những lời tiên đoán cho vận mệnh mai sau, Kiều vẫn chưa tỉnh táo hoàn toàn, không biết hư thực ra sao.
- (2726) Trạc Tuyền: pháp danh của Kiều từ khi ở Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn thư. Xem chú giải (1922) Trạc Tuyền.
- (2727) giấc mai: mai mộng 梅夢 giấc ngủ say. Điển cố: Triệu Sư Hùng 趙師雄 đời Tùy Văn Đế, năm Khai Hoàng 開皇, đi chơi núi La Phù 羅浮 ở tỉnh Quảng Đông, gặp một người đàn bà áo trắng, cùng vào quán rượu bàn luận rất vui, uống say nằm ngủ. Sáng dậy, thấy mình nằm dưới một gốc cây mai.
- (2729) Đạm Tiên: Kiều chợt tỉnh thì không thấy Đạm Tiên đâu nữa. Xem chú giải (2623) Đạm Tiên.
- (2730) Giác Duyên: sư trưởng ở Chiêu Ẩn am, đã đón nhận Kiều khi nàng vừa trốn khỏi nhà Hoạn thư; Kiều thấy mặt sư Giác Duyên lần trước, sau việc trả ơn báo oán. Xem lại: Việc nàng báo phục vừa rồi, Giác Duyên vội đã gởi lời từ quy, Nàng rằng: Thiên tải nhất thì, Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn (câu 2397-2400).
- (2732) thảo lư: 草廬 nhà tranh, nhà cỏ. Xem chú giải (2697) thảo đường.
- (2734) gió trăng: gió mát trăng sáng. Xem chú giải (0396) phong nguyệt.
- (2734) muối dưa chay lòng: (lược ngữ) sư Giác Duyên và Kiều ở chung một gian nhà cỏ, giữa cảnh thiên nhiên gió mát trăng thanh, sống đời đạm bạc, ăn chay dưa muối tu hành (câu 2733-2734)
- (2735) mênh mông: rất rộng lớn. Xem chú giải (2635) mênh mông.
- (2736) triều: con nước, lúc nước dâng cao. Xem chú giải (2619) triều. § cả câu 2736: (lược ngữ) mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần vào buổi sáng và buổi chiều; mây trời lồng lộng trước và sau nhà. Xem lại: Một gian nước biếc mây vàng chia đôi (câu 2698).