Menu Đóng

Chương 143

1705Nước trôi hoa rụng đã yên,
1706. Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian.
1707Khuyển Ưng đã đắt mưu gian,
1708Vực nàng đưa xuống để an dưới thuyền.
1709. Buồm cao lèo thẳng cánh suyền,
1710Đè chừng huyện Tích băng miền vượt sang.
1711Giã đò lên trước sảnh đường,
1712Khuyển Ưng hai đứa nộp nàng dâng công.
1713Vực nàng tạm xuống môn phòng,
1714. Hãy còn thiêm thiếp giấc nồng chưa phai.
1715Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai,
1716. Cửa nhà đâu mất lâu đài nào đây?

Chú giải

  • (1705) nước trôi hoa rụng: hình dung cảnh tượng mùa xuân sắp tàn; sau thường mượn để nói sự tan tác của đời người. Xem chú giải (0754) nước chảy hoa trôi.
  • (1706) địa ngục đa số các tông giáo mô tả địa ngục như là một thế giới cực khổ sau khi chết. Trong Phật giáo, địa ngục là một trong ba ác đạo cùng với ngạ quỷ và súc sinh. Ðịa ngục được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa dư thông thường mà là một trạng thái của tâm thức. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ… Ðịa ngục do Diêm vương  cai trị.
  • (1706) nhân gian cõi đời người, thế gian, trần thế. Tương tự: phàm gian , trần hoàn , trần gian , trần thế , thế gian , nhân thế , dương gian , dương thế . Tương phản: thiên đường .
  • (1707) Khuyển Ưng: hai tên gia nhân Hoạn thư sai đi bắt cóc Thúy Kiều ở Lâm Tri đem về Vô Tích. Xem chú giải (1624) Khuyển Ưng.
  • (1707) đắt: được, có kết quả (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (1707) mưu gian: mưu kế hiểm ác của bọn Khuyển Ưng. # chữ nôm khắc là “mưu hảo”; chữ “gian”  (gian) khắc sai nét thành chữ “hảo”  (hảo). § Cả câu 1707: bọn Khuyển Ưng đã làm xong mưu kế gian ác bắt cóc Kiều.
  • (1708) vực: đem lên khỏi, kéo, lôi lên, xốc lên, đỡ dậy, nâng lên. Xem chú giải (0991) vực.
  • (1709) cánh suyền: suyền  nhanh, nhanh chóng; “cánh suyền” = cánh buồm đi nhanh (theo ý kiến nhiều nhà chú thích như Kiều Oánh Mậu, Văn Hòe, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim). § Có người góp ý: Trong câu trên chữ nôm “suyền” có cấu trúc rất lạ. Không biết chữ  (chuyên) này viết thiếu một phần vì nhầm hay cố ý. Có thể là một phần của chữ  (thoan) hay  (suyền, thuyền), vì 2 chữ này nghĩa gần giống nhau: nhanh chóng, mạnh nhanh, gấp gáp, cuồn cuộn… Âm Quảng vận của  và  đều đọc là “thuyền”, nhưng có lẽ để tránh điệp âm “thuyền”, nên câu dưới đọc trại ra là “suyền” (biến âm từ Th qua S: Thính –>Sảnh, Thôi–>Suy…)
  • (1710) đè chừng: nhắm chừng hướng mà đi tới. Xem chú giải (0123) đè.
  • (1710) huyện Tích: huyện Vô Tích, chỗ ở của Hoạn thư. Xem chú giải (1277) huyện Tích.
  • (1711) giã đò: dời thuyền lên bộ.
  • (1711) sảnh đường phòng chính trong nhà.
  • (1712) Khuyển Ưng: xem chú giải (1624) Khuyển Ưng.
  • (1713) môn phòng phòng nhỏ đặt bên trong cổng chính, có người canh giữ kiếm soát khách ra vào.
  • (1715) hoàng lương: hoàng lương mộng . Lư Sinh  trọ ở Hàm Đan , gặp đạo sĩ Lã Ông . Lư Sinh than vãn cảnh mình cùng khốn. Lã Ông bèn lấy cái gối bằng sứ cho Lư Sinh mượn ngủ. Khi ấy, chủ quán đang nấu một nồi kê (hoàng lương ). Trong giấc ngủ, Lư Sinh nằm mộng thấy được tận hưởng vinh hoa phú quý. Lúc tỉnh dậy, thì nồi kê chưa chín. Câu chuyện ý nói đời người ngắn ngủi, vinh hoa phú quý là giấc chiêm bao (theo Thái bình quảng kí ).
  • (1715) chợt tỉnh: Kiều bị đánh thuốc mê bây giờ mới bỗng tỉnh dậy. # chữ nôm khắc là “nghe tỉnh”. Tạm ghi âm đọc là “chợt tỉnh” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1715) hồn mai: mai hồn  tinh thần của hoa mai. Cũng có thể hiểu là: mai mộng  tức là giấc ngủ say. Xem chú giải (2727) giấc mai. Ghi chú: cả câu 1715 ý nói Thúy Kiều vừa thức dậy sau cơn mê, vẫn còn mơ mơ màng màng.
  • (1716) lâu đài chỉ nhà lầu sang trọng, kiến trúc cao lớn.