2341. Mụ già sư trưởng thứ hai,
2342. Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên:
2343. Dắt tay mở mặt cho nhìn:
2344. Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
2345. Nhớ khi lỡ bước sẩy vời,
2346. Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.
2347. Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
2348. Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân?
2349. Hai người trông mặt tần ngần,
2350. Nửa phần khiếp sợ nửa phần mừng vui.
2351. Nàng rằng: Xin hãy rốn ngồi,
2352. Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù.
2342. Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên:
2343. Dắt tay mở mặt cho nhìn:
2344. Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
2345. Nhớ khi lỡ bước sẩy vời,
2346. Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.
2347. Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
2348. Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân?
2349. Hai người trông mặt tần ngần,
2350. Nửa phần khiếp sợ nửa phần mừng vui.
2351. Nàng rằng: Xin hãy rốn ngồi,
2352. Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù.
Chú giải
- (2341) mụ già: tức là mụ quản gia ở nhà Hoạn bà. Xem chú giải (1747) quản gia. Xem lại 2 câu 1747-1748: Quản gia có một mụ nào, Thấy người thấy nết ra vào mà thương.
- (2341) sư trưởng: tức là sư Giác Duyên trụ trì ở Chiêu Ẩn am. Xem chú giải (2040) sư trưởng.
- (2341) thứ hai: vào sau Thúc sinh.
- (2342) đến: # chữ nôm khắc sai thành 且 (thả). Chữ đúng: 旦 (đán).
- (2342) lên: # chữ nôm khắc sai thành ⿱五/連 (ngũ/liên). Chữ đúng: ⿱升/連 (thăng/liên).
- (2343) dắt tay mở mặt cho nhìn: (lược ngữ) Kiều dắt tay bà quản gia và sư trưởng, vén khăn che mặt cho họ nhìn rõ ra mình.
- (2344) Hoa nô: con Hoa, tên Hoạn bà đặt cho Kiều. Xem chú giải (1743) Hoa nô. # chữ nôm khắc sai thứ tự thành “hoa kia nô”.
- (2344) Trạc Tuyền: pháp danh của Kiều do Thúc sinh chọn đặt khi ở Quan Âm các. Xem chú giải (1922) Trạc Tuyền. Ghi chú: (lược ngữ) Kiều nói với bà quản gia, rồi với sư Giác Duyên: con Hoa khi trước ở nhà Hoạn bà và Trạc Tuyền khi đến Chiêu Ẩn am, đều là một người tôi đây.
- (2345) lỡ bước: # chữ nôm “bước” khắ sai thành ⿰足兆 (bộ Túc+triệu). Chữ đúng: ⿰足北 (bộ Túc+bắc). § “lỡ bước” = bước hụt (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
- (2345) sẩy vời: sẩy = mất đi, bị mất, lạc mất (thí dụ: sẩy chân, sẩy đàn tan nghé); vời = (1) xa, xa tít, xa xôi; (2) nơi, khoảng, chỗ, chốn (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Ghi chú: “sẩy vời” = hụt chừng, lỡ chừng (theo Tản Đà).
- (2346) non vàng: núi vàng; tức là nhiều vàng lắm (chất lên cao bằng núi).
- (2346) đền bồi: đền bù, báo đáp.
- (2346) tấm thương: tấm lòng thương xót. Ghi chú: xem lại 2 câu 1749-1750 về lòng từ bi của mụ quản gia đối xử với Kiều khi nàng mới bị bắt cóc đưa về nhà Hoạn bà: Khi chè chén khi thuốc thang, Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.
- (2347) nghìn vàng: rất nhiều tiền. Xem chú giải (0645) nghìn vàng.
- (2347) lễ thường: chút quà lễ nhỏ mọn, chỉ là chuyện bình thường không đáng kể. Xem chú giải (1669) lễ thường.
- (2348) phiếu mẫu: 漂母 bà già làm nghề giặt quần áo. ===> Điển cố: Hàn Tín thuở hàn vi, một hôm không có gì ăn, được một bà lão giặt quần áo (phiếu mẫu) cho ăn, ông hứa: Sau này Tín tôi làm nên, nhất định báo ơn nghìn vàng (Sử Kí 史記, Hoài Âm Hầu truyện 淮陰侯傳). Về sau có câu: nhất phạn báo thiên kim 一飯報千金 cho một bát cơm, được đền ơn nghìn vàng.
- (2348) cho cân: cho ngang bằng, cho xứng với. Ghi chú: (lược ngữ) Kiều nói nghìn vàng làm quà thưởng cho bà quản gia chỉ là chút lễ mọn, nào có đáng gì so với tấm lòng thương xót của bà đã chăm sóc Kiều khi hoạn nạn ở nhà Hoạn bà (câu 2347-2348).
- (2349) tần ngần: chần chờ, chần chừ, do dự, đắn đo, ngần ngại. Xem chú giải (0102) tần ngần.
- (2351) xin: # chữ nôm khắc sai thành 吒 (trá). Chữ đúng: ⿰口千 (bộ Khẩu+thiên).
- (2351) rốn ngồi: ngồi nán lại thêm một chút. Xem chú giải (0166) rốn ngồi.
- (2352) báo thù: phục thù, trả thù. Xem chú giải (2323) trả thù.