1129. Hóa nhi thật có nỡ lòng,
1130. Làm chi giày tía vò hồng lắm nau.
1131. Một đoàn đổ đến trước sau,
1132. Vuốt đâu dưới đất cánh đâu trên trời.
1133. Tú bà tốc thẳng đến nơi,
1134. Hầm hầm áp điệu một hơi lại nhà.
1135. Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,
1136. Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.
1137. Thịt da ai cũng là người,
1138. Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau.
1139. Hết lời thú phục khẩn cầu,
1140. Uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa.
1130. Làm chi giày tía vò hồng lắm nau.
1131. Một đoàn đổ đến trước sau,
1132. Vuốt đâu dưới đất cánh đâu trên trời.
1133. Tú bà tốc thẳng đến nơi,
1134. Hầm hầm áp điệu một hơi lại nhà.
1135. Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,
1136. Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.
1137. Thịt da ai cũng là người,
1138. Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau.
1139. Hết lời thú phục khẩn cầu,
1140. Uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa.
tranh Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, 1894, The British Library
Tú bà tốc thẳng đến nơi, Hầm hầm áp điệu một hơi lại nhà
tranh Ngọc Mai
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra, Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời
Chú giải
- (1129) hóa nhi: 化兒 trẻ tạo hóa, gọi tắt của “tạo hóa tiểu nhi” 造化小兒, tức tiếng gọi đùa thần sáng tạo ra muôn vật. § Người ta xem tạo hóa như đứa trẻ tinh nghịch bày ra những chuyện cắc cớ trong cõi đời (theo Đào Duy Anh).
- (1130) giày tía vò hồng: giày vò đóa hoa màu tía màu đỏ, tức là đánh đập vùi dập người con gái đẹp. Xem chú giải (0488) vò.
- (1133) đến nơi: # chữ nôm khắc là “đến ngay”. Tạm ghi âm đọc là “đến nơi” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1134) hầm hầm: vẻ mặt giận dữ, tức tối (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). § Khảo dị: có bản quốc ngữ ghi âm là “ầm ầm”, “hằm hằm”.
- (1134) áp điệu: 押掉 bắt giữ, dẫn lôi về vừa đi vừa canh giữ.
- (1135) hung hăng: # chữ nôm khắc là “hưng hành”. Tạm ghi âm đọc là “hung hăng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1139) thú phục: 首服 thú nhận tội.
- (1139) khẩn cầu: 懇求 van xin.
- (1140) thịt đổ: # chữ nôm khắc là “núi đổ”. § Tham khảo: Nguyễn Tài Cẩn ngờ rằng chữ nôm “thịt” ⿱舌肉 (thiệt:nhục) khắc nhầm thành “núi” ⿱山內 (sơn:nội) (Tư liệu Truyện Kiều, từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, trang 511). Tạm ghi âm đọc là “thịt đổ” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1140) dập đầu: # chữ nôm khắc là “cất đầu”. Tạm ghi âm đọc là “dập đầu” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.