Menu Đóng

Chương 74

0877Hổ sinh ra phận thơ đào,
0878Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong?
0879Lỡ làng nước đục bụi trong,
0880. Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
0881. Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
0882. Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già.
0883. Khi về bỏ vắng trong nhà,
0884. Khi vào dùi dắng khi ra vội vàng.
0885. Khi ăn khi nói lỡ làng,
0886. Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh.
0887. Khác màu kẻ quý người thanh,
0888. Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn.

Chú giải

  • (0877) hổ: hổ thẹn, lấy làm tủi thẹn.
  • (0877) thơ đào: xem chú giải (0503) yêu đào.
  • (0878) công cha nghĩa mẹ: # chữ nôm “cha” khắc không đúng nét; chữ nôm “mẹ” in không rõ nét.
  • (0878) kiếp: xem chú giải (0201) kiếp.
  • (0878) trả xong: # chữ nôm khắc là “giả xong”. Tạm ghi âm là “trả xong” theo nhiều bản nôm phổ biến khác. 2 câu 0877-0878: (lược ngữ) Kiều lấy làm tủi thẹn sinh ra làm thân phận con gái (ý là tiếc thầm rằng không sinh ra làm con trai). Nàng tự hỏi không biết kiếp nào mới trả được công cha nghĩa mẹ (vì con gái lúc lấy chồng phải về nhà chồng, nên việc trả công nghĩa cha mẹ vẫn là việc khó) (theo Văn Hòe, trang 208).
  • (0879) lỡ làng: # xem chú giải (0754) lỡ làng.
  • (0879) nước đục bụi trong: trọc thủy thanh trần . Cả câu ý nói nước trong mà hóa đục, bụi bẩn lại thành ra sạch, như thế là lỡ làng (theo Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim). Còn có một cách hiểu khác: thanh trần trọc thủy  tỉ dụ người xa cách nhau, không biết bao giờ gặp lại nhau. Tào Thực : Quân nhược thanh lộ trần, Thiếp nhược trọc thủy nê, Phù trầm các dị thế, Hội hợp hà thì hài  (Thất khải ) Chàng như bụi trên đường sạch, Thiếp như bùn ở nước đục, Nổi chìm tình cảnh mỗi người khác nhau, Biết bao giờ mới lại được gặp nhau? Ghi chú: Trong câu thơ của Nguyễn Du, “bụi trong” chỉ Kim Trọng, “nước đục” chỉ Thúy Kiều.
  • (0883) bỏ vắng: bỏ một mình nơi vắng vẻ.
  • (0884) dùi dắng: do dự, không dứt khoát. # chữ nôm khắc là “suy dắng”. Khảo dị: có bản ghi là “dùng dắng”.
  • (0885) lỡ làng: # xem chú giải (0754) lỡ làng.