Menu Đóng

Chương 165

1969. Nữa khi giông tố phũ phàng,
1970Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây.
1971. Liệu mà xa chạy cao bay,
1972Ái ân ta có ngần này mà thôi.
1973. Bây giờ kẻ ngược người xuôi,
1974. Biết bao giờ lại nối lời nước non?
1975. Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
1976Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
1977. Cùng nhau kể lể sau xưa,
1978. Nói rồi lại nói lời chưa hết lời.
1979. Mặt trông tay chẳng nỡ rời,
1980Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.

Chú giải

  • (1969) giông tố: giông = cơn gió lớn, cơn gió mạnh trước khi đổ mưa; giông tố = mưa to gió lớn (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Ở đây dùng theo nghĩa bóng: việc mạnh bạo bất kỳ, sự giận dữ… Xem chú giải (0729) sóng gió.
  • (1969) phũ phàng: hung bạo, dữ dằn, mạnh và dữ tợn, tàn nhẫn. Thí dụ: đối xử phũ phàng. Xem chú giải (0085) phũ phàng. § Cả câu 1969: (lược ngữ) Thúc sinh nói sợ nhỡ khi Hoạn thư nổi giận mà gây nên chuyện hung dữ bất kỳ.
  • (1970) thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây: (lược ngữ) Thúc sinh nói: Không những thiệt thòi cho riêng nàng (“đấy” chỉ Thúy Kiều) mà lại càng làm khổ sở cho tôi đây.
  • (1972) ái ân ái tình thân thiết. Xem chú giải (0750) ái ân.
  • (1974) lời nước non: lời chỉ biển mà thề, chỉ núi mà nguyện. Xem chú giải (0603) thệ hải minh sơn.
  • (1975) sông cạn đá mòn: sông cạn nước, đá núi mòn; vật đổi sao dời; trải qua một thời gian rất lâu. Tản Đà: Dẫu rằng sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa (Thề non nước).
  • (1976) con tằm đến thác cũng còn vương tơ: Lí Thương Ẩn Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can  (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô. # chữ nôm khắc là “kéo tơ”. Tạm ghi âm đọc là “vương tơ” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1980) hoa tì: con ở, đày tớ gái.