1177. Sở khanh quát mắng đùng đùng,
1178. Bước vào vừa rắp thị hùng ra tay.
1179. Nàng rằng: Trời nhẽ có hay,
1180. Quyến anh rủ yến sự này tại ai?
1181. Đem người rẽ xuống giếng thơi,
1182. Nói rồi rồi lại ăn lời được ngay.
1183. Còn tiên “tích việt” ở tay,
1184. Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?
1185. Lời ngay đông mặt trong ngoài,
1186. Kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương.
1187. Phụ tình án đã rõ ràng,
1188. Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui.
1178. Bước vào vừa rắp thị hùng ra tay.
1179. Nàng rằng: Trời nhẽ có hay,
1180. Quyến anh rủ yến sự này tại ai?
1181. Đem người rẽ xuống giếng thơi,
1182. Nói rồi rồi lại ăn lời được ngay.
1183. Còn tiên “tích việt” ở tay,
1184. Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?
1185. Lời ngay đông mặt trong ngoài,
1186. Kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương.
1187. Phụ tình án đã rõ ràng,
1188. Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui.
Chú giải
- (1177) quát: nói lớn tiếng có vẻ giận dữ. # chữ nôm khắc sai nét. Một dạng chữ đúng: ⿰口括 (bộ Khẩu+quát).
- (1178) thị hùng: 恃雄 cậy mạnh mà hung hăng (theo Tản Đà).
- (1179) trời nhẽ: trời hỡi (lời Kiều than thở). § Khảo dị: có bản ghi là “trời nhé”.
- (1180) quyến anh rủ yến: dụ dỗ chim anh chim yến, nghĩa bóng là dụ dỗ đàn bà con gái đi chơi bời (theo Đào Duy Anh).
- (1181) giếng thơi: giếng sâu thăm thẳm (theo Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim). § Khảo dị: bản Kiều Oánh Mậu 1902 chép là “giếng khơi”. “Khơi” nghĩa là cạn, không sâu (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Ghi chú: Đẩy người xuống giếng (sâu hay cạn) cũng đều là thủ đoạn gian ác của Sở khanh.
- (1181) rẽ xuống: xô xuống. § Khảo dị: có bản chép là “dẩy xuống”, “đẩy xuống”, “giẩy xuống”.
- (1182) ăn lời: nuốt lời, nói ra rồi lại chối là không nói.
- (1183) tiên: giấy viết thư. Xem chú giải (1081) mảnh tiên.
- (1183) tích việt: hai chữ Sở khanh đã dùng làm ám hiệu trong bức thư gửi cho Thúy Kiều để hẹn ngày đi trốn. Xem chú giải (1088) tích việt. Xem lại: Mở xem một bức tiên mai, Rành rành “tích việt” có hai chữ đề (câu 1087-1088).
- (1188) dơ tuồng: lấy làm xấu hổ cho mình (theo Đào Duy Anh). # chữ nôm khắc là “chờ xong”. Tạm ghi âm đọc là “dơ tuồng” theo bản nôm Duy Minh Thị 1872.
- (1188) nghỉ: nó, hắn, y, v.v. (ở đây chỉ Sở khanh). Xem chú giải (0894) nghỉ.