Menu Đóng

Chương 127

1513. Hơn điều giấu ngược giấu xuôi.
1514. Lại mang những việc tày trời đến sau.
1515. Thương nhau xin nhớ lời nhau,
1516Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
1517. Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
1518. Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.
1519. Người lên ngựa kẻ chia bào,
1520Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
1521Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
1522. Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
1523. Người về chiếc bóng năm canh,
1524. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

tranh Tú Duyên (1915-2012)
Người lên ngựa kẻ chia bào

hình [email protected]
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Chú giải

  • (1514) tày: ngang bằng, so với, ngang ngửa, xấp xỉ. Xem chú giải (0512) tày.
  • (1516) năm chầy: chầy = dài, lâu, muộn. Xem chú giải (0217) chầy.
  • (1516) mà chầy: chầy = dài, lâu, muộn. Xem chú giải (0217) chầy. § Câu 1516: (lược ngữ) Kiều muốn nói dù phải đợi chờ nhau một năm nàng cũng cho là không lâu, cốt sao cho vợ cả đẹp lòng là được (theo Văn Hòe). Nguyên truyện: Lang tuy luyến thiếp phi nhất tải đoán đoán bất khả lai Lâm Tri  (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 13) Dù chàng có nhớ thiếp đến mấy đi nữa, không được một năm là nhất quyết không sang đây (Lâm Tri).
  • (1518) ngày này: # chữ nôm khắc là “đêm này”. Theo 4 câu 1497-1500: Rạng ra gửi đến xuân đường, Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia. Tiễn đưa một chén quan hà, Xuân đình thoắt đã dọn ra cao đình, Kiều đưa tiễn Thúc sinh vào buổi sáng sớm. Do đó, viết là “ngày này” hợp lý hơn. § Khảo dị: Trong nguyên truyện, cuộc chia tay diễn ra vào đêm hôm trước (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 13). Có lẽ vì thế mà có bản nôm chép là “đêm này”.
  • (1519) chia bào: bào  áo khoác ngoài; cũng chỉ vạt áo trước. Trong văn chương chữ Hán thường dùng từ “phân mệ”  để nói sự chia tay; “chia bào” nghĩa là chia tay từ biệt. Lí San Phủ Như hà hựu phân mệ, Nan thoại biệt li tình  (Biệt Dương Tú Tài ) Sao mà lại chia tay, Khó nói tình li biệt.
  • (1520) rừng phong: cây phong  lá đến mùa thu thì đỏ. Tây Sương Kí 西Hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy? Tổng thị li nhân lệ  (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết); “sương diệp”  có một nghĩa là lá cây phong thấm sương đổi sang màu đỏ, — như trong hai câu thơ của Đỗ Mục Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa  (Sơn hành ) Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai; do đó “sương lâm”  nghĩa là rừng phong. Tạm dịch hai câu thơ đã dẫn trong Tây Sương Kí: Rừng phong buổi sáng ai nhuộm đỏ như say rượu, Phải chăng nước mắt của người biệt li? Nhượng Tống dịch thơ: Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi, Phải chăng nước mắt của người biệt li? Ghi chú: Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim chú giải như sau: Tây Sương: Thu lai thùy nhiễm phong lâm thúy  Mùa thu ai đem nhuộm mất cái màu xanh của rừng cây phong. Câu thơ dẫn chứng trong sách của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim không đúng với nguyên văn.
  • (1520) quan san cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. Vương Bột Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân  (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
  • (1521) dặm hồng bụi cuốn: bụi đỏ cuốn tung trên đường xa. Xem chú giải (0250) bụi hồng.
  • (1521) chinh an. An  yên ngựa, chinh  đi xa; “chinh an” chỉ ngựa của người đi xa. Cả câu ý nói bụi đường cuốn theo ngựa của người đi xa.
  • (1522) ngàn dâu: rừng dâu. Xem chú giải (0912) ngàn. Đặng Trần Côn  (1710-1745): Tương cố bất tương kiến, Thanh thanh mạch thượng tang  (Chinh phụ ngâm khúc ) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ghi chú: Mạch thượng tang  thị Hán nhạc phủ trung đích nhất thủ nhạc phủ thi , thuộc  Tương hòa ca từ . Chú thích: (1) mạch : điền gian đích lộ ; tang : tang lâm  = rừng dâu (Cf. baike.baidu.com/item//612).
  • (1523) chiếc bóng: một mình, lẻ loi.
  • (1523) năm canh: suốt đêm. Xem chú giải (0217) canh.