Menu Đóng

Chương 199

2365. Rằng: Tôi chút dạ đàn bà,
2366Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
2367. Nghĩ cho khi gác viết kinh,
2368. Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
2369. Lòng riêng riêng cũng kính yêu,
2370Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
2371. Trót lòng gây việc chông gai,
2372. Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?
2373. Khen cho: Thật đã nên rằng,
2374. Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời,
2375. Tha ra thì cũng may đời,
2376. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Chú giải

  • (2366) ghen tuông: ghen ghét, ganh tị.
  • (2367) khi gác viết kinh: (lược ngữ) Hoạn thư nhắc lại lần bắt quả tang Thúc sinh lén đến gặp Kiều ở Quan Âm các: Dối quanh sinh mới liệu lời, Tìm hoa quá bước xem người viết kinh (câu 1985-1986).
  • (2368) khỏi cửa dứt tình chẳng theo: (lược ngữ) Hoạn thư kể ơn về việc Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc, trèo tường trốn khỏi Quan Âm các, nhưng Hoạn thư đã không cho người truy nã Kiều. Ghi chú: thực ra, theo nguyên truyện, Hoạn thư đã cho dán bảng lùng bắt Kiều trong nhiều ngày, nhưng sau đó bãi bỏ việc này theo lời đề nghị của Thúc sinh (viện cớ có thể gây phiền phức cho nhà họ Hoạn) (Kim Vân Kiều truyện , Hồi 17).
  • (2370) chồng chung: (lược ngữ) hai người đàn bà có cùng một chồng.
  • (2370) ai chiều cho ai: (lược ngữ) biết người nào nhường cho người nào.
  • (2371) gây việc chông gai: gây ra việc khó khăn nguy hiểm.
  • (2372) lượng bể: hải lượng  độ lượng rộng lớn.
  • (2376) ra người nhỏ nhen: xin viết xuôi 4 câu 2371-2376 như sau: sau khi nghe lời tự biện hộ của Hoạn thư, Kiều phải chịu tài ăn nói khôn ngoan của Hoạn thư (đúng như câu 1354: Nói điều ràng buộc thì tay cũng già); Kiều nói nếu tha bổng Hoạn thư thì cũng là may cho y thị (vì đã đối xử rất thâm độc với Kiều mà không bị trừng phạt); nhưng Kiều cũng không muốn mang tiếng là người nhỏ nhen vì đã trả thù cay nghiệt.