2677. Giác Duyên nghe nói rụng rời:
2678. Một đời nàng nhẽ thương ôi còn gì.
2679. Sư rằng: Song chẳng hề chi,
2680. Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.
2681. Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
2682. Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm.
2683. Lấy tình thâm trả tình thâm,
2684. Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
2685. Hại một người cứu muôn người,
2686. Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng.
2687. Thửa công đức ấy ai bằng?
2688. Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
2678. Một đời nàng nhẽ thương ôi còn gì.
2679. Sư rằng: Song chẳng hề chi,
2680. Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.
2681. Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
2682. Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm.
2683. Lấy tình thâm trả tình thâm,
2684. Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
2685. Hại một người cứu muôn người,
2686. Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng.
2687. Thửa công đức ấy ai bằng?
2688. Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
Chú giải
- (2677) Giác Duyên: sư trưởng ở Chiêu Ẩn am, từ khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn thư, đến am này cho tới bây giờ (và mãi về sau nữa), sư Giác Duyên vẫn lo toan rất nhiều về số mệnh của Kiều. Xem chú giải (2040) Giác Duyên.
- (2677) rụng rời: đau đớn hoặc sợ hãi quá làm cho có cảm giác như chân tay rớt xuống, người bủn rủn ra. Xem chú giải (0595) rụng rời.
- (2679) sư: chỉ sư Tam Hợp.
- (2680) nghiệp duyên: 業緣 nghiệp là nguyên nhân sinh ra quả báo, 1 trong 24 duyên. Nghiệp thiện là nhân duyên đem lại quả vui, nghiệp ác là nhân duyên dẫn đến quả khổ. Hết thảy chúng sinh hữu tình đều do nghiệp duyên mà sinh ra. Phẩm Phương tiện kinh Duy Ma (Đại 14, 539 trung) nói: “Thân này như cái bóng, từ nghiệp duyên mà hiện.” Phẩm Tựa kinh Pháp Hoa quyển 1 (Đại 9, 2 hạ) nói: “Chỗ sinh tử hướng tới, tùy nghiệp duyên thiện ác.” (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典).
- (2680) cân lại nhắc đi: cân nhắc kĩ càng. # chữ nôm “nhắc” khắc nhầm thành ⿰扌戈 (bộ Thủ+qua) = 找 (trảo). Chữ đúng: ⿰扌弋 (bộ Thủ+dặc).
- (2681) tội nghiệp: 罪業 = (tiếng Phạm: nigha) chỉ cho tội ác do 3 nghiệp thân, khẩu, ý tạo ra. Cứ theo kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 20 (bản Bắc) thì tội ác do tất cả chúng sinh tạo ra có 2 thứ: một là nhẹ, hai là nặng; các tội do tâm và miệng tạo ra thuộc về tội nhẹ, các tội do thân, miệng và tâm tạo ra thuộc về tội nặng (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典). Xem chú giải (1013) tội.
- (2682) tình ái: 情愛, gọi tóm lại là “ái” 愛 (Phạm: tṛṣṇā, toṣayati, priya) là dịch ý của chữ piya trong Pāli. Còn gọi là Ái chi. Là một trong mười hai nhân duyên. Ý là tham luyến chấp trước tất cả sự vật. Trước nay, Cơ Đốc giáo được xem là tôn giáo bác ái, trong Phật giáo thì lấy “từ bi” làm trung tâm mà không trực tiếp nói đến chữ “ái”. Trong kinh điển Tăng Chi Bộ, đức Phật thường dạy về chữ ái, bảo: “Yêu có thể sinh yêu, mà cũng có thể sinh ghét; ghét có thể sinh yêu, cũng có thể sinh ghét.” Cho nên, Phật giáo nói yêu, nói ghét, cũng giống như lòng bàn tay và mu bàn tay, là hai mặt của một thể, thương yêu càng sâu thì oán ghét có thể càng lớn (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典).
- (2682) tà dâm: 邪淫 (Phạm: kāma-mithyācāra; Pāli: kāmesu micchācāra) Cũng gọi Dục tà hạnh. Hành vi dâm dục bất chính, 1 trong 10 điều ác. Chỉ cho việc hành dâm với những người không phải là vợ hay chồng mình, hoặc vợ chồng hành dâm mà không đúng lúc, đúng chỗ, cũng là tà dâm. Theo kinh Bô Lợi Đa trong Trung A Hàm quyển 50, kẻ tà dâm nhất định phải chịu ác báo ở đời này và đời sau (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典).
- (2683) tình thâm: 情深 tình sâu đậm giữa cha mẹ và con cái, tình thâm của con cái đối với cha mẹ.
- (2684) bán mình: Kiều đã chịu nhận làm thiếp với Mã Giám sinh để nhà có tiền chuộc tội cho cha và em trai. Xem chú giải (0606) bán mình. Xem lại: Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha (câu 0606).
- (2684) hiếu tâm: 孝心 lòng hiếu thảo: (lược ngữ) Kiều có lòng hiếu, đã bán mình chuộc cha; lòng hiếu thảo của nàng đã thấu đến trời (câu 2683-2684).
- (2685) hại một người cứu muôn người: (lược ngữ) sư Tam Hợp nghĩ rằng: Kiều tuy mang trách nhiệm đưa Từ Hải vào chỗ chết, nhưng nàng đã cứu thoát muôn người khỏi cảnh binh đao.
- (2686) khinh trọng: nặng và nhẹ; trên và dưới; sang và hèn; bà chủ và con hầu. Xem chú giải (1878) khinh trọng.
- (2686) phải chăng: đúng hay sai; phải và chẳng phải.
- (2687) thửa: (tiếng cổ dịch chữ Hán “kì” 其) thửa công đức = công đức của người ấy (tức là “công đức của Kiều”).
- (2687) công đức: xem chú giải (2491) công đức.
- (2688) túc khiên: 夙愆 lỗi lầm từ trước, tội kiếp trước.
- (2688) lâng lâng: nhẹ, bổng, bay lên cao (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).