Menu Đóng

Chương 69

0817. Rủi may âu cũng sự trời,
0818. Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên.
0819. Xót nàng chút phận thuyền quyên,
0820. Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn.
0821. Mẹo lừa đã mắc vào khuôn,
0822Sính nghi rẻ giá nghênh hôn sẵn ngày.
0823. Mừng thầm: Cờ đã đến tay,
0824. Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng.
0825. Đã nên quốc sắc thiên hương,
0826Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.
0827. Về đây từ trước bẻ hoa,
0828. Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.

Chú giải

  • (0817) âu cũng: ắt là, chắc hẳn, có lẽ. Xem chú giải (0282) âu.
  • (0818) chọn: # chữ mượn âm của “trọn” ; có thể đọc là “chọn”. Trong Phật Thuyết Đại Báo Ân Trọng Kinh có chữ kép “ba lọn”  nghĩa là “trọn”, sau này chữ  biến mất chỉ còn lại chữ .
  • (0819) thuyền quyên: cũng đọc là thiền quyên  người đẹp, gái đẹp.
  • (0822) sính nghi: lễ vật xin cưới. Xem chú giải (0644) sính nghi.
  • (0822) rẻ: # chữ nôm khắc không đúng nét. Chữ đúng: ⿺ (lễ+tiện); trong đó thành phần chỉ nghĩa (bên phải) là chữ  (tiện) viết bớt nét, không có ⾙ (bộ Bối).
  • (0824) khúc vàng: tấc lòng; (nghĩa bóng) ý chí tình cảm bền vững trung trinh. Xem chú giải (0772) tấc vàng.
  • (0825) quốc sắc: sắc nước, chỉ người đẹp. Xem chú giải (0163) quốc sắc.
  • (0825) thiên hương: cành hoa thơm của trời; (nghĩa bóng) người đàn bà đẹp. em chú giải (0066) thiên hương.
  • (0826) một cười này hẳn nghìn vàng: do câu “nhất tiếu thiên kim”  một tiếng cười của người đẹp đáng giá nghìn vàng; sau “thiên kim” cũng mượn chỉ người đẹp. ===> Điển cố: Nhà Châu, U Vương (781-770 trước Tây Lịch) có Hoàng hậu tên Bao Tự, người có sắc đẹp lộng lẫy. Có điều lạ, Bao Tự không bao giờ cười. Vua hỏi thì Bao Tự trả lời rằng: “Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui.” U Vương liền truyền lệnh mỗi ngày phải dâng vào cung 100 tấm lụa, cho cung nữ đứng xé. Nhưng Bao Tự cũng chẳng cười. Vua truyền lệnh cho các quan ai có cách nào làm cho Hoàng hậu cười được thì sẽ trọng thưởng một nghìn lượng vàng. Có quan bày mẹo: “Tiên vương xưa có xây hơn hai mươi chòi canh ở Ly Sơn, lại đặt mấy mươi cỗ trống to, phòng lúc có giặc sẽ nổi lửa trên chòi và đánh trống báo hiệu cho các chư hầu đem quân đến cứu. Ðã lâu rồi thiên hạ thái bình, không bao giờ đốt đến. Nay nhà vua muốn cho Hoàng hậu cười thì xin nhà vua hãy cùng Hoàng hậu ngự chơi Ly Sơn, rồi đến đêm nổi lửa đốt lên, bấy giờ chư hầu các nơi sẽ đem quân đổ đến. Hoàng hậu thấy chư hầu bị mắc lừa tất phải bật cười.” U Vương cùng Bao Tự đến Ly Sơn bày tiệc ăn uống, đoạn truyền cho người đốt lửa và nổi trống. Lửa đỏ ngất trời, tiếng trống hiệu ầm ầm như sấm. Các trấn chư hầu tưởng kinh đô có loạn, vội sai quân, suốt đêm kéo về cứu giá. Chỉ thấy U Vương cùng Bao Tự đương say sưa bên cạnh bọn cung nữ hát múa, nhạc trổi vang lừng. U Vương cho người ra bảo: “Rất may là không có giặc giã gì. Vậy chẳng dám phiền đến các chư hầu.” Quân tướng các trấn chư hầu ngơ ngác, nhìn nhau rồi truyền cuốn cờ trở về. Bao Tự ngồi trên lầu nhìn thấy quân đội trùng trùng điệp điệp tất tả kéo đến, rồi lủi thủi kéo về thì lấy làm thích chí, vỗ tay cười. Từ đó thành ngữ “nhất tiếu thiên kim” có nghĩa là một tiếng cười của người đẹp đáng giá nghìn vàng. Sau “thiên kim” cũng mượn chỉ người đẹp.