Menu Đóng

Chương 145

1729. Con này chẳng phải thiện nhân,
1730. Chẳng màu trốn chủ thì quân lộn chồng.
1731Ra tuồng mèo mả gà đồng,
1732Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.
1733. Đã đem mình bán cửa tao,
1734. Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này.
1735. Nào là gia pháp nọ bay,
1736. Hãy cho ba chục biết tay một lần.
1737A hoàn trên dưới dạ rân,
1738. Dẫu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào.
1739Trúc côn ra sức đập vào,
1740. Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh.

tranh Kim Vân Kiều truyện 
Nào là gia pháp nọ bay, Hãy cho ba chục biết tay một lần

Chú giải

  • (1729) thiện nhân người lương thiện, tốt lành.
  • (1730) màu: bộ tịch, cách thế bày ra. Thí dụ: làm màu (= làm bộ, giả dạng, giả hình); coi màu (= coi ý tứ, cách thế bày ra) (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị). § Khảo dị: nhiều bản quốc ngữ chép là “phường” (bọn người).
  • (1730) trốn chủ: (tôi đòi, đày tớ) bỏ nhà chủ trốn đi. # chữ nôm “trốn” khắc là  (đạo). Chữ đúng:  (độn). Tạm ghi là “trốn” theo nhiều bản nôm phổ biến khác. § Khảo dị: nhiều bản quốc ngữ ghi là “trốn chúa”.
  • (1730) lộn chồng: lừa chồng, bỏ chồng này lấy chồng khác, ý nói gái hư thân (theo Văn Hòe).
  • (1731) ra tuồng: ra cái bộ, ra cái vẻ.
  • (1731) mèo mả gà đồng: mèo ở mả gà ở đồng, tức là mèo hoang và gà hoang. Nghĩa bóng: đồ vô lại, bọn hoang đàng.
  • (1732) ra tuồng: xem chú giải (1731) ra tuồng.
  • (1732) lúng túng: không biết làm sao, khó xử, quớ, quýnh (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (1734) khủng khỉnh: tỏ vẻ khinh bỉ làm bộ, không chịu hạ mình (theo Văn Hòe).
  • (1735) gia pháp có 2 nghĩa: (1) Phép tắc trong nhà (ở đây là nhà Hoạn bà). Xem chú giải (0972) phép nhà. (2) Tục xưa gọi dụng cụ đánh phạt gia nhân là gia pháp . ◇Tỉnh thế hằng ngôn Tả hữu! Khoái thủ gia pháp lai, điếu khởi tiện tì đả nhất bách bì tiên  (Bạch Ngọc nương nhẫn khổ thành phu) ) Bọn bay! Mau đem hình cụ lại, lấy ra đánh con tiện tì này một trăm roi da. § 2 câu 1735-1736: Nào là gia pháp nọ bay, Hãy cho ba chục biết tay một lần nghĩa là (các đứa đày tớ theo lệnh Hoạn bà) đánh Kiều 30 roi tre (“gia pháp” theo nghĩa thứ hai) cho Kiều biết tay bà một lần.
  • (1737) a hoàn: đứa hầu gái, tì nữ. Xem chú giải (1719) a hoàn.
  • (1738) khôn phân lẽ nào: khó phân trần được lẽ phải trái. Xem chú giải (0073) khôn.
  • (1739) trúc côn gậy tre.
  • (1739) đập: đánh mạnh xuống. # chữ nôm khắc là “kẹp” ⿰ (bộ Thủ+cập). Tạm ghi âm đọc là “đập” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.