Menu Đóng

Chương 243

2905. Trong tay muôn vạn tinh binh,
2906. Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri.
2907Tóc tơ các tích mọi khi,
2908Oán thì trả oán ân thì trả ân.
2909. Đã nên có nghĩa có nhân,
2910. Trước sau trọn vẹn xa gần ngợi khen.
2911. Chưa tường được họ được tên,
2912. Sự này hỏi Thúc sinh viên mới tường.
2913. Nghe lời Đô nói rõ ràng,
2914. Tức thì đưa thiếp mời chàng Thúc sinh.
2915. Nỗi nàng hỏi hết phân minh,
2916. Chồng con đâu tá tính danh là gì?

Chú giải

  • (2905) tinh binh: quân đội được huấn luyện kĩ càng, tinh nhuệ, giỏi tác chiến. Xem chú giải (2221) tinh binh.
  • (2906) Lâm Tri: tên huyện nơi Kiều đã bị Mã Giám sinh đưa đến lầu xanh của Tú bà, sau bị Sở khanh cấu kết với Tú bà để lừa nàng vào bẫy; rồi Kiều kết duyên với Thúc sinh ở đó, trước khi bị Hoạn thư sai người bắt cóc đem về Vô Tích. Lần này, quân binh kéo về đóng chặt thành Lâm Tri, tức là để vây bắt các tội phạm đã hãm hại Kiều ở đó. § Ghi chú: không nên lầm với châu Thai là nơi Từ Hải chiến thắng trở về đón rước nàng Kiều: Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia (câu 2221-2224).
  • (2907) tóc tơ: mảy may, các chi tiết nhỏ nhặt. Xem chú giải (0228) tóc tơ. # chữ nôm khắc là “lôi tơ”; “lôi” ⿺⻍ (bộ Xước+lôi). Tạm ghi âm đọc là “tóc tơ” theo bản Duy Minh Thị: “tóc” ⿹㇈ (tốc+vân); thành phần bên phải là một dạng viết tắt của  (vân), chỉ nghĩa (hình dung “tóc” như mây); thành phần bên trái  (tốc) chỉ âm đọc.
  • (2907) các tích: các điều mục, hạng khoản, sự việc (trong hồ sơ vụ xử án của Kiều). Xem chú giải (2354) tích.
  • (2907) khi: khi trước, lúc trước (trong vụ Kiều xử án trả ơn báo oán). # chữ nôm khắc là  (kỳ). Tạm ghi theo bản Duy Minh Thị 1872 là:  (khi).
  • (2908) oán thì trả oán ân thì trả ân: § 2 câu 2907-2908 nhắc lại vụ xử án của Kiều ở châu Thai: Kíp truyền chư tướng hiến phù, Lại đem các tích phạm đồ hậu tra. Dưới cờ gươm tuốt hộp ra, Chính danh thủ phạm tên là Hoạn thư (câu 2353-2356).
  • (2911) tường rõ, biết rõ.
  • (2912) sinh viên: sinh viên  chỉ học sinh trường quốc học (ở phủ, châu, huyện, v.v.). Sau chỉ người sau khi khảo thí trúng cách, được vào học tập ở phủ, châu, huyện…, thường gọi là tú tài .
  • (2912) tường rõ, biết rõ. § 2 câu 2911-2912: (lược ngữ) ông lại già họ Đô kể tới đoạn Kiều trả ơn báo oán xong, nói rằng ông không biết rõ tên họ bậc anh hùng nọ, và phải hỏi tới sinh viên họ Thúc, mới biết rõ hơn sự việc xảy ra sau đó.
  • (2914) đưa: # chữ nôm khắc là “nghênh”  (nghênh). Tạm ghi theo bản Lâm Nọa Phu 1870 là: “đưa” ⿺⻍ (bộ Xước+đa) =  (di).
  • (2914) mời chàng Thúc sinh: § 2 câu 2913-2914: (lược ngữ) Kim Trọng theo lời ông lại già liền sai người đem danh thiếp mời Thúc sinh đến hỏi thêm tin tức. # chữ “Thúc” khắc sai thành  (đông). Chữ đúng:  (thúc).
  • (2915) phân minh rõ ràng, minh bạch. Thí dụ: thưởng phạt phân minh .
  • (2916) đâu tá: đâu kia, đâu nào (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (2916) tính danh họ tên.