1849. Rằng: Hoa nô đủ mọi tài,
1850. Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.
1851. Nàng đà tán hoán tê mê,
1852. Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.
1853. Bốn dây như khóc như than,
1854. Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
1855. Cùng trong một tiếng tơ đồng,
1856. Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
1857. Giọt châu lã chã khôn cầm,
1858. Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương.
1859. Tiểu thư lại thét lấy nàng:
1860. Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi?
1850. Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.
1851. Nàng đà tán hoán tê mê,
1852. Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.
1853. Bốn dây như khóc như than,
1854. Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
1855. Cùng trong một tiếng tơ đồng,
1856. Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
1857. Giọt châu lã chã khôn cầm,
1858. Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương.
1859. Tiểu thư lại thét lấy nàng:
1860. Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi?
tranh Tú Duyên (1915-2012)
Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi?
Chú giải
- (1849) Hoa nô: con Hoa, tên Hoạn bà đặt cho Kiều. Xem chú giải (1743) Hoa nô.
- (1850) bản đàn thử dạo: (đảo ngữ) thử dạo bản đàn. Ghi chú: dạo = đánh (bản đàn), lập lại một hay nhiều lần (bản đàn).
- (1851) tán hoán tê mê: choáng váng mê mẩn (vì xúc động mạnh).
- (1852) bình the: bình phong căng bằng the.
- (1854) người trên tiệc: chỉ Thúc sinh (vì là người ngồi trên bàn tiệc, và không trỏ vào Hoạn thư — vì tiểu thư “cười nụ” chứ không “khóc thầm”).
- (1855) tơ đồng: tơ = dây tơ; đồng = cây ngô đồng 梧桐, mượn chỉ cây đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng.
- (1856) người ngoài cười nụ: (đảo ngữ) người cười nụ ngoài mặt. “Người” ở đây chỉ Hoạn thư; “cười nụ” = cười chúm môi (có vẻ hả dạ vì đã hành hạ được Kiều). # chữ nôm khắc là “cười đắng”. Tạm ghi là “cười nụ” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1856) người trong khóc thầm: (đảo ngữ) người khóc thầm trong lòng. “Người” ở đây chỉ Thúc sinh; “khóc thầm” = khóc không lộ ra ngoài mặt (vì sợ Hoạn thư biết được). Ghi chú: “người trong” cũng có thể hiểu là “người trong cuộc”, nghĩa là “người cùng trong tình cảnh liên hệ giấu giếm”, — trỏ vào Thúc sinh; và “người ngoài” là “người ngoài cuộc”, — trỏ vào Hoạn thư (theo Văn Hòe).
- (1857) giọt châu: giọt nước mắt. Xem chú giải (0082) châu sa.
- (1857) lã chã: rời rạc, chảy chậm mà không ngừng. Xem chú giải (0875) lã chã.
- (1857) khôn cầm: không ngăn giữ lại được. § 2 câu 1857-1858: (lược ngữ) Thúc sinh không ngăn được dòng nước mắt chảy ra, chỉ biết gạt đi một cách kín đáo.
- (1858) giọt sương: giọt nước mắt. Xem chú giải (0238) mạch sương.
- (1859) tiểu thư: chỉ Hoạn thư. Xem chú giải (1557) tiểu thư.
- (1859) thét: rống, gầm, hét, la to, gào lớn tiếng (Từ điển Nguồn gốc tiếng Việt). Ở đây viết là “lại thét” vì Hoạn thư đã thét một lần trong câu 1843 ở đoạn trước: Tiểu thư vội thét: Con Hoa! # chữ nôm khắc là “nẹt” ⿰口湼 (bộ Khẩu+niết), nghĩa là “đe, dọa”. Tạm ghi âm đọc là “thét” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1860) đoạn tràng: đứt ruột. Tỉ dụ đau thương tới cực điểm. Xem chú giải (0200) đoạn trường.