Menu Đóng

Chương 125

1489Bấy chầy chưa tỏ tiêu hao,
1490. Hoặc là trong có làm sao chăng là?
1491. Xin chàng liệu kíp lại nhà,
1492. Trước là đẹp ý sau ta biết tình.
1493. Đêm ngày giữ mực giấu quanh,
1494. Rày lần mai lữa như hình chưa thông.
1495. Nghe lời khuyên nhủ thong dong,
1496. Định lòng sinh mới quyết lòng hồi trang.
1497. Rạng ra gửi đến xuân đường,
1498. Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia.
1499. Tiễn đưa một chén quan hà,
1500Xuân đình thoắt đã dọn ra cao đình.

Chú giải

  • (1489) bấy chầy: từ bao lâu nay. Xem chú giải (0217) chầy.
  • (1489) tiêu hao tin tức, tăm hơi. Xem chú giải (1482) tăm hơi.
  • (1491) kíp: gấp, vội. Xem chú giải (0428) kíp.
  • (1495) thong dong: thong thả, thư thái, không vội vàng. Xem chú giải (0693) thong dong.
  • (1496) quyết lòng: # chữ nôm khắc là “quyết tình”. Như vậy, không hợp vần với câu sáu ở trên. § Nhiều bản nôm phổ biến khác đều ghi là “quyết lòng”.
  • (1496) hồi trang sắm sửa về quê.
  • (1497) xuân đường: tiếng kính gọi cha. Xem chú giải (0534) xuân đường. # chữ nôm khắc là “xuân đài”. Như vậy, không hợp vần với câu tám ở trên.
  • (1498) ninh gia về nhà.
  • (1499) quan hà “quan” là cửa ải; “hà” là sông; “quan hà” tỉ dụ đường đi xa xôi cách trở. “Chén quan hà” là chén rượu đưa tiễn người đi xa.
  • (1500) xuân đình chỗ nhà chơi vui (theo Đàm Duy Tạo); “xuân đình” 椿 (cũng như “xuân đường” 椿) là tiếng kính gọi cha mình (theo Văn Hòe).
  • (1500) cao đình. Cao  là đất thấp bên bờ nước, vệ chằm, vệ hồ. Cổ thi: Cao đình tương biệt xứ  Cao đình là nơi chia tay nhau. Ghi chú: tùy theo cách hiểu hai chữ “xuân đình”, câu thơ Kiều dòng 1500 có thể giải thích hơi khác nhau một chút: (1) Thúc sinh và Thúy Kiều vừa mới vui vẻ hạnh phúc bên nhau, vụt chốc đã tiễn biệt nhau. (2) Thúc sinh đang ở nhà cha, thoắt đã tới chỗ chia tay với nàng Kiều.