Menu Đóng

Chương 94

1117. Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
1118. Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn.
1119. Đêm thu khắc lậu canh tàn,
1120. Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương.
1121Lối mòn cỏ lạt mùi sương,
1122Lòng quê đi một bước đường một đau.
1123. Tiếng gà xao xác gáy mau,
1124. Tiếng người đâu đã  sau dậy dàng.
1125. Nàng càng thổn thức gan vàng,
1126. Sở khanh đã rẽ dây cương lối nào.
1127. Một mình khôn biết làm sao,
1128. Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng.

tranh Trần Văn Cẩn (1910-1994)
Đêm thu khắc lậu canh tàn, Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương

Chú giải

  • (1119) khắc lậu đồng hồ ngày xưa làm bằng một cái chậu đồng đựng nước, đáy có xuyên lỗ, trong chậu có cái tên khắc giờ; khi nước trong chậu chảy ra, mực nước giảm xuống, mũi khắc ló ra dần dần, nhờ đó biết được giờ.
  • (1119) canh tàn: gần sáng.
  • (1120) trăng ngàn: trăng rừng, trăng núi. Xem chú giải (0912) ngàn.
  • (1121) lối: # chữ nôm khắc không đúng nét. Chữ đúng: ⿰ (bộ Thổ+lỗi).
  • (1121) mùi: màu sắc. Xem chú giải (0140) mùi.
  • (1122) lòng quê: (1) Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim chú: lòng riêng, nghĩ riêng trong bụng. (2) Tản Đà chú: Kiều khi đó chính trong bước lưu lạc, cho nên mới nói đến hai chữ “lòng quê”, nghĩa là trong lòng thường động nhớ đến quê hương, cho càng thấy cái lưu lạc là đau đớn. Bốn câu 1119-1122 này tả cái tình cảnh Thúy Kiều khi ấy, thiệt là lâm ly.
  • (1124) : # chữ nôm khắc ⿸ (bộ Hán+mãi) có thể đọc âm là “mái” hay “mé”. Xin chọn ghi âm là “mé”; “mé sau” nghĩa là “mé đằng sau” (có tiếng người ầm ĩ, ồn ào).
  • (1124) dậy dàng: nổi lên ồn ào, ầm ĩ.
  • (1125) thổn thức: đang bồi hồi và có nhiều mối lo buồn. # chữ khắc không đúng nét. Chữ đúng: .
  • (1125) gan vàng: tấm lòng, lòng vàng.
  • (1126) rẽ: # chữ nôm khắc  (trĩ) đọc âm gần nhất là “trẽ” (âm địa phương miền Trung, nghĩa là rẽ). Xin chọn ghi âm là “rẽ” cho thống nhất với cách ghi quen thuộc của đa số các bản quốc ngữ. Tương tự như trường hợp các âm “trời” (thay vì “giời”) hoặc “trai” (thay vì “giai”).
  • (1127) khôn biết: không biết.