Menu Đóng

Chương 63

0745. Hồn còn mang nặng lời thề,
0746. Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
0747Dạ đài cách mặt khuất lời,
0748. Rảy xin chén nước cho người thác oan.
0749. Bây giờ trâm gãy gương tan,
0750Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
0751. Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
0752Tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
0753. Phận sao phận bạc như vôi,
0754. Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
0755. Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
0756. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Chú giải

  • (0746) bồ liễu loại cây cành lá dài và mềm, vừa chớm thu thì tàn tạ. Còn gọi là thủy dương . Tỉ dụ người thể chất yếu ớt.
  • (0746) đền nghì: báo đền ơn nghĩa. Xem chú giải (0708) đền nghì.
  • (0746) trúc mai: chỉ tình yêu đôi lứa hoặc tình nghĩa vợ chồng. Xem chú giải (0708) trúc mai.
  • (0747) dạ đài dưới âm phủ. Xem thêm chú giải (0710) tuyền đài.
  • (0747) cách mặt khuất lời: cách mặt nhau, nói không nghe nhau được; có khi chỉ người sống với người chết (theo Đào Duy Anh). # chữ nôm “mặt” khắc không đúng nét.
  • (0748) chén nước: # chữ nôm khắc là “giọt lệ”. Tạm ghi âm là “chén nước” theo bản quốc ngữ của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim, đúng như ý lá thư Kiều để lại cho Kim Trọng. Nguyên truyện: Hạnh dĩ bôi mính lịch ngã oán hồn  (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 4) Mong chàng sẽ lấy chén trà tưới viếng hồn oan (của thiếp).
  • (0750) kể làm sao xiết: (hư vấn) không kể làm sao xuể. Xem chú giải (0073) xiết.
  • (0750) ái ân ái tình thân thiết. Thường chỉ tình nghĩa vợ chồng.
  • (0751) tình quân tiếng gọi người yêu.
  • (0752) tóc tơ: # chữ nôm khắc là “mây tơ”. Tạm ghi là “tóc tơ” theo bản Duy Minh Thị 1872.
  • (0752) ngắn ngủi: # chữ nôm khắc ở đây đọc là “vắn vẻ”. Tạm ghi là “ngắn ngủi” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (0752) ấy: # chữ nôm khắc không đúng nét.
  • (0754) nước chảy hoa trôi: lưu thủy lạc hoa  hình dung cảnh tượng mùa xuân sắp tàn; sau thường mượn để nói sự tan tác của đời người. ◇Lí Dục Lưu thủy lạc hoa xuân khứ dã, thiên thượng nhân gian  (Lãng đào sa , Liêm ngoại vũ sàn sàn , Từ ) Nước trôi hoa rụng xuân đã qua hết rồi, ở trên trời hay trong cõi người ta.
  • (0754) lỡ làng: lỡ thời, dở dang, nửa chừng, bị chậm trễ (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). # chữ nôm khắc là “lỡ dàng”. “Lỡ dàng” cũng là âm đọc cổ của “lỡ làng” (Vương Lộc, Từ điển từ cổ). Nhưng xin chọn ghi âm đọc là “lỡ làng” theo nhiều bản quốc ngữ phổ biến khác.
  • (0755) lang tiếng phụ nữ gọi chồng hoặc tình nhân.