Menu Đóng

Chương 20

0229Ngay ngày chơi mả Đạm Tiên,
0230Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao.
0231Đoạn trường là sổ thế nào,
0232. Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia.
0233. Cứ trong mộng triệu mà suy,
0234. Phận con thôi có ra gì mai sau.
0235. Dạy rằng: Mộng triệu cứ đâu,
0236. Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao.
0237. Vâng lời khuyên giải thấp cao,
0238. Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch sương,
0239. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
0240. Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.

Chú giải

  • (0229) ngay ngày: # chữ nôm thứ nhất khắc là “buổi” ⿰ (bộ Nhật + bối). Bản Duy Minh Thị 1872 khắc là ⿰㝵 (bộ Nhật  + nửa chữ ngại ); chữ này thường được dùng để ghi chữ nôm “ngày”. Nhưng ở đây xin theo Nguyễn Tài Cản đọc âm nôm là “ngay” (âm Nghệ Tĩnh), có phần hợp với cách nói trong tiếng Việt hơn là “buổi”. Ta nói “ban ngày” chứ không nói “buổi ngày”. § Tham khảo: Nguyễn Tài Cẩn (Tư liệu truyện Kiều… bản sơ thảo Đoạn Trường Tân Thanh, trang 391).
  • (0229) Đạm Tiên: tên người ca nhi mà Kiều gặp thấy nấm mồ lúc đi chơi hội thanh minh ngày hôm nay. Xem chú giải (0062) Đạm Tiên.
  • (0230) nhắp đi: chợp mắt ngủ. # bản nôm khắc là . Nhưng có nhiều bản nôm ghi là ⿰, đọc âm “nhắp”.
  • (0230) chiêm bao: nằm mơ; ngó thấy sự gì trong khi ngủ. Xem chú giải (0214) chiêm bao.
  • (0231) đoạn trường: đứt ruột; tỉ dụ đau thương tới cực điểm. Xem chú giải (0200) đoạn trường.
  • (0231) sổ: đọc là “sổ” (thay vì “số” như nhiều bản nôm khác). Vì ứng với lời Đạm Tiên đã báo trước cho Thúy Kiều biết trong câu 0200: Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. Ở đây, Kiều tự hỏi rằng “sổ đoạn trường” nghĩa là thế nào (theo Văn Hòe).
  • (0233) mộng triệu điềm thấy trong giấc mộng.
  • (0236) mua não chuốc sầu: tự rước lấy cái đau khổ buồn phiền vào mình. Xem chú giải (0034) não.
  • (0236) nghĩ nao: nghĩ sao, nghĩ thế nào. Xem chú giải (0055) nao.
  • (0238) mạch sương nước mắt. Nguyễn Khuyến: Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan (Khóc Dương Khuê). Ghi chú: Bản nôm Kiều Oánh Mậu 1902 khắc là “Tương” . Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim chú giải: “Bà Nga Hoàng và bà Nữ Anh ngày xưa khóc vua Thuấn ở trên bờ sông Tương , cho nên bây giờ người ta thường lấy chữ tương mà ví nước mắt đàn bà”.