Menu Đóng

Chương 193

2305. Mụ quản gia vãi Giác Duyên,
2306. Cũng sai lệnh tiễn đem tin rước mời.
2307Thệ sư kể hết mọi lời,
2308Lòng lòng cũng giận người người chấp uy.
2309Đạo trời báo phục chỉn ghê,
2310. Khéo thay một mẻ tóm về đầy nơi,
2311Quân trung gươm lớn giáo dài,
2312Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi.
2313. Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi,
2314Vác đòng chật đất tinh kì rợp sân.
2315Trướng hùm mở giữa trung quân,
2316Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.

tranh Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, 1972
Trướng hùm mở giữa trung quân, Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Chú giải

  • (2305) quản gia: chỉ mụ cai quản bọn thị tì trong nhà. Xem chú giải (1747) quản gia. # chữ nôm khắc là “Hoạn thư”. Tạm ghi âm đọc là “quản gia” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (2305) Giác Duyên: pháp danh của sư trưởng ở Chiêu Ẩn am. Xem chú giải (2040) Giác Duyên.
  • (2306) lệnh tiễn: lá cờ nhỏ, cán cờ có mũi nhọn hình như mũi tên, dùng để ban bố hiệu lệnh; nghĩa rộng: “hiệu lệnh”. Xem chú giải (2303) lệnh tiễn. # chữ nôm “tiễn” khắc không đúng nét. Chữ đúng:  (tiễn).
  • (2306) rước mời: đón rước mời đến. Ghi chú: mụ quản gia và sư Giác Duyên được coi là ân nhân của Kiều nên được rước mời trân trọng.
  • (2307) thệ sư quân đội trước khi xuất chinh hoặc ra trận, vị thống soái tuyên đọc lời huấn thị khích lệ ý chí chiến đấu của tướng sĩ.
  • (2308) lòng lòng: lòng của mọi người, lòng người nào người nấy, ai ai.
  • (2308) người người: mọi người, người nào người nấy.
  • (2308) chấp uy thi hành hình phạt. § Cả câu 2308: (lược ngữ) (khi nghe lời huấn thị của tướng quân) lòng người nào cũng lấy làm tức giận, ai nấy đểu muốn ra tay trừng phạt (những kẻ hung ác xấu xa).
  • (2309) đạo trời: thiên đạo  lẽ trời, ý trời.
  • (2309) báo phục báo oán, trả thù.
  • (2309) chỉn ghê: rất đáng sợ, ghê lắm. Xem chú giải (2021) chỉn e. # chữ nôm “ghê” khắc không đúng nét. Chữ đúng:  (kê).
  • (2309) đạo trời báo phục chỉn ghê: (lược ngữ) theo lẽ trời báo thù kẻ hung ác xấu xa, điều này quả thật rất đáng sợ.
  • (2310) mẻ: mớ, số đông, số nhiều, nhiều cái (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Thí dụ: một mẻ cá.
  • (2311) quân trung ở trong quân ngũ.
  • (2312) vệ trong: nội vệ  quân trông coi việc canh phòng nơi nội cung (theo Văn Hòe).
  • (2312) thị lập đứng giàn hầu bên cạnh.
  • (2312) cơ ngoài: ngoại cơ  cơ binh chuyên việc đánh dẹp ở ngoài (theo Văn Hòe).
  • (2312) song phi hai bên cửa, chia làm hai hàng (tạm theo ý kiến của Tản Đà, Nguyễn Văn Anh).
  • (2312) vệ trong thị lập cơ ngoài song phi: (lược ngữ) Từ Hải tổ chức quân nội vệ (hộ vệ trong cung) và ngoại cơ (bảo vệ thành ngoài); hai bên đứng giàn hầu sẵn sàng.
  • (2313) tề chỉnh ngay ngắn, có thứ tự, không lộn xộn.
  • (2313) uy nghi dung mạo cử chỉ trang trọng, oai nghiêm.
  • (2314) vác đòng: “đòng”, “con vác”, “đòng vác” = giáo, mác, đồ binh khí (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị). Đặng Trần Côn  (1710-1745): Mũi đòng vác đòi lần hăm hở (Chinh phụ ngâm). § Khảo dị: có bản ghi là “bác đồng” , nghĩa là: (1) giáo mác (theo Đào Duy Anh, Đàm Duy Tạo); (2) súng lớn bằng đồng (theo Nguyễn Văn Anh, Tản Đà).
  • (2314) đất: # chữ nôm khắc sai nét. Chữ đúng: ⿰ (bộ Thổ+đát). § Phần chỉ âm  là chữ  (đát) viết bớt nét.
  • (2314) tinh kì cờ xí.
  • (2315) trướng hùm: hổ trướng  màn lớn làm bằng da hổ; chỉ doanh trướng của tướng quân.
  • (2315) trung quân thời xưa, quân đội tổ chức thành tam quân  gồm: trung quân , tả quân  và hữu quân . Hoặc thượng quân , trung quân  và hạ quân . Trung quân  do chủ tướng thân hành chỉ huy.
  • (2316) Từ công: tiếng tôn xưng Từ Hải. Xem chú giải (2272) Từ công.
  • (2316) phu nhân: tiếng tôn xưng vợ của những quan có tước phong. Xem chú giải (1621) phu nhân.