Menu Đóng

Chương 77

0913Vi lau san sát hơi may,
0914. Một trời thu để riêng ai một người.
0915Dặm khuya ngất tạnh mù khơi,
0916. Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
0917. Rừng thu từng biếc chen hồng,
0918. Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn.
0919. Những là lạ nước lạ non,
0920Lâm Tri vừa một tháng tròn đến nơi.
0921Xe châu dừng bánh cửa ngoài,
0922. Rèm trong đã thấy một người bước ra.
0923. Thoắt trông lờn lợt màu da,
0924. Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao.

photo 2001 https://performance-vision.com/airline/airline-11-01.htm
Vi lau san sát hơi may

Chú giải

  • (0913) vi lau: xem chú giải (0264) vi lau.
  • (0915) dặm khuya: đường khuya, đường đi ban đêm.
  • (0915) ngất tạnh: (ngất = cao, lên cao; tạnh = ráo, quang đãng, không mây) trời cao không mây. § Khảo dị: còn có những cách đọc âm khác như sau: (1) ngắt tạnh = trời cao yên lặng. Cf. Đào Duy Anh (Từ điển Truyện Kiều, 1993), Huỳnh Sanh Thông (1983), Nguyễn Tài Cẩn (Tư liệu Truyện Kiều, 2014). (2) gút tạnh = gió đã ngừng. Cf. Lê Hữu Mục (1998).
  • (0915) mù khơi: (khơi = xa. Thí dụ: xa khơi, dặm khơi, ra khơi) tít mù xa thẳm. § Cả câu 0915: Thúy Kiều đi đường ban đêm, trời cao quang đãng không mây, không gian tít mù xa thẳm. Xuân Phúc (Kim Vân Kiều, Thanh Long, ed. 1986, page 77) dịch sang tiếng Pháp như sau: Le long des étapes nocturnes, alors qu’une clarté tombait du firmament vertigineux et que les lointains se perdaient dans un océan de brume.
  • (0916) lời non sông: lời chỉ núi mà nguyện, chỉ sông mà thề. Xem chú giải (0396) nguyền non sông. § Thấy trăng, Kiều bỗng lấy làm hổ thẹn, — vì đã lỡ lời thề cùng Kim Trọng: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Ðinh ninh hai miệng một lời song song (câu 0449-0450).
  • (0918) thần hôn thần là buối sớm, hôn là buổi tối. Kinh Lễ: Thần hôn định tỉnh  Sớm tối thăm hỏi cha mẹ.
  • (0920) Lâm Tri tên huyện đời nhà Minh, thuộc tỉnh Sơn Đông .
  • (0921) xe châu: xem chú giải (0077) xe châu.
  • (0923) lờn lợt: nhờn nhợt, tái nhợt, tái xanh, trơn láng mà hơi tái mét (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Khảo dị: có bản ghi là: “nhờn nhợt”, “lợt lạt”…