Menu Đóng

Chương 176

2101Nơi gần thì chẳng tiện nơi,
2102Nơi xa thì chẳng có người nào xa.
2103. Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà,
2104. Cùng trong thân thích ruột rà chẳng ai.
2105Cửa hàng buôn bán châu Thai,
2106Thực thà có một đơn sai chẳng hề.
2107. Thế nào nàng cũng phải nghe,
2108Thành thân rồi sẽ liệu về châu Thai.
2109Bấy giờ ai lại biết ai,
2110Dầu lòng bể rộng sông dài thênh thênh.
2111. Nàng dù quyết chẳng thuận tình,
2112Trái lời nẻo trước lụy mình đến sau.

tranh trong bản nôm của Huyền Mặc Đạo Nhân
Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà, Cùng trong thân thích ruột rà chẳng ai

Chú giải

  • (2101) nơi gần: (lược ngữ) lời Bạc bà vừa cứng dắn vừa mềm mỏng: nếu lấy người gần thì sẽ không thuận tiện vì Kiều đã mắc tiếng xấu ở đây.
  • (2102) nơi xa: (lược ngữ) … mà lấy người xa thì biết biết tin cậy vào ai. Nguyên truyện: Bạc ma ma nhân thuyết đạo: Ngã tưởng thử địa đoán đoán bất khả cửu cư, chỉ hữu viễn giá nhất trước, khả đắc an ổn. Bổn địa nhân kí bất khả phối, viễn phương chi nhân tri tha thị thập ma chủ nhi, khứ giá tha, hựu thác đảm bất đắc  (Kim Vân Kiều truyện , Hồi 17) Mụ Bạc nói: Tôi tưởng chốn này quyết không thể ở lâu, chỉ có một cách đi lấy chồng xa thì mới yên thân được. Người ở đây thì không thể lấy được, nhưng người ở xa, biết họ là hạng thế nào, lấy họ liệu có tin cậy được hay không?
  • (2102) thì: # chữ nôm khắc là “được”  (đặc). Tạm ghi âm đọc là “thì”  (thì) theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (2103) Bạc Hạnh tên cháu của Bạc bà. Ghi chú: Bạc bà đang thuyết phục Kiều kết hôn với chàng Bạc Hạnh.
  • (2103) cháu nhà: # chữ nôm khắc không đúng nét. Chữ đúng: “cháu” ⿰ (bộ Tử, triệu); “nhà”  (gia).
  • (2104) thân thích họ hàng. § Tức người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với mình. ☆Tương tự: thân quyến , thân xuyến .
  • (2104) ruột rà: nghĩa đen: máu mủ, ruột thịt; nghĩa bóng: bà con cật ruột (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (2104) chẳng ai: (lược ngữ) không phải là người nào xa lạ đâu.
  • (2105) cửa hàng: # chữ nôm khắc là “cửa nhà”. Tạm ghi âm đọc là “cửa hàng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (2105) châu Thai: Thai Châu  thuộc tỉnh Chiết Giang .
  • (2106) thực thà: ngay thật, chân chất, không biết xảo quyệt.
  • (2106) đơn sai: đơn bạc, sai trái, không thực thà.
  • (2106) chẳng hề: không bao giờ, không hề. # chữ nôm khắc sai thành “chẳng ngờ”.
  • (2108) thành thân kết hôn, lấy nhau nên vợ chồng.
  • (2109) bấy giờ ai lại biết ai: (lược ngữ) sau khi Kiều yên bề gia thất với Bạc Hạnh, có cửa hàng ở châu Thai, thì còn ai biết là ai nữa (tức là chẳng còn lo sợ Hoạn thư tìm kiếm bắt bớ gì nữa). # chữ nôm khắc sai thành “bấy nay…”.
  • (2110) dầu lòng: tha hồ theo lòng mình muốn, tự do tự tại không có gì ràng buộc.
  • (2111) quyết chẳng: nhất quyết không (nghe theo). # bản chữ nôm khắc là “chẳng quyết” Tạm ghi âm đọc là “quyết chẳng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (2111) thuận tình chịu nghe theo, bằng lòng.
  • (2112) trái lời nẻo trước lụy mình đến sau: 2 câu 2111-2112: (lược ngữ) Bạc bà tiếp tục tăng thêm áp lực: nếu Kiều trái lời không chịu xe duyên cùng Bạc Hạnh, thì nàng sẽ chịu hậu quả tai hại đến thân mình. # chữ nôm khắc là “trái mình…”. Tạm ghi âm đọc là “trái lời…” theo nhiều bản nôm phổ biến khác. Ghi chú: cả đoạn 2101-2012 cho thấy Bạc bà đúng là “tổ bợm”, chẳng thua gì Tú bà, và cũng không kém gì Hoạn thư về tài biện luận: Nói điều ràng buộc thì tay cũng già (câu 1354).