2605. Đành thân cát dập sóng vùi,
2606. Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh.
2607. Chân trời mặt bể lênh đênh,
2608. Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào.
2609. Duyên đâu ai dứt tơ đào,
2610. Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay.
2611. Thân sao thân đến thế này?
2612. Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi.
2613. Đã không biết sống là vui,
2614. Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương.
2615. Một mình cay đắng trăm đường,
2616. Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi.
2606. Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh.
2607. Chân trời mặt bể lênh đênh,
2608. Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào.
2609. Duyên đâu ai dứt tơ đào,
2610. Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay.
2611. Thân sao thân đến thế này?
2612. Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi.
2613. Đã không biết sống là vui,
2614. Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương.
2615. Một mình cay đắng trăm đường,
2616. Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi.
Chú giải
- (2605) cát dập sóng vùi: (lược ngữ) Kiều nghĩ thân mình đành chịu cho sóng cát dập vùi (câu 2605).
- (2606) cướp công cha mẹ: không trả được công ơn cha mẹ.
- (2606) thiệt đời thông minh: uổng mất một đời người hiểu biết sáng láng. Xem chú giải (0150) thông minh.
- (2607) lênh đênh: trôi nổi, lây lất, vương vất, không vững chắc, không cố định. Xem chú giải (2020) lênh đênh.
- (2608) tử sinh: sống và chết. Xem chú giải (2562) tử sinh.
- (2609) duyên đâu: (ở đời nên vợ chồng là do duyên nợ), Kiều oán trách Hồ Tôn Hiến (chữ “ai”) đã đánh lừa nàng, làm chia rẽ cuộc nhân duyên giữa nàng và Từ Hải (câu 2609). Xem chú giải (0257) duyên nợ ba sinh.
- (2609) tơ đào: tơ hồng, tơ duyên vợ chồng, xích thằng. Xem chú giải (0333) chỉ hồng.
- (2610) nợ đâu: (ở đời nên vợ chồng là do duyên nợ), Kiều oán trách Hồ Tôn Hiến (chữ “ai”) đã đem cái nợ (tức là viên thổ quan) ép gả cho nàng (câu 2610). Xem chú giải (0257) duyên nợ ba sinh.
- (2610) tận: chữ nôm khắc là 羡 (tiện). Âm cổ là “tạn”. § “tạn” = thấu đến nơi, sát một bên, cùng tột (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị). Ghi chú thêm cho câu 2610: 2 chữ “tận tay” nhấn mạnh hơn nữa “ý đồ (của họ Hồ) ép gả Kiều cho viên thổ quan”, Kiều không cách nào thoát khỏi “cái nợ” bị đặt sát vào tay.
- (2612) còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi: (lược ngữ) Kiều nghĩ cái thân nàng sao lại khốn khổ dường này; sống như vậy thì sống ngày nào cũng như thừa ngày ấy mà thôi. Ý nói đời nàng không còn có nghĩa lý gì nữa (câu 2609-2610) (theo Văn Hòe).
- (2613) đã không biết sống là vui: Tiểu Thanh 小青: Vị tri sanh lạc, Yên tri tử bi 未知生樂, 焉知死悲 (Tập Tiểu Thanh vi đệ nhất 集小青為第一) Chưa biết sống làm vui sướng, đâu biết chết thế nào là đau buồn.
- (2614) tấm thân: cái thân mình. § Khảo dị: bản Duy Minh Thị 1872 chép là “hoài thân” (nghĩa là uổng phí cái thân của mình).
- (2614) nào biết thiệt thòi là thương: # chữ nôm “thòi” khắc là “rồi” 耒 (lỗi). Tạm ghi âm đọc là “thòi” 催 (thôi) theo bản Duy Minh Thị 1872. § cả câu 2614: (lược ngữ) thì còn tiếc thương gì cái thân mình ở đời này nữa.
- (2616) nát ngọc tan vàng: ngọc và vàng thường dùng để ví với tấm thân quý giá của người con gái, người đàn bà. § Câu 2016 nói rõ Kiều quyết ý để cho nát ngọc tan vàng, tức là đem thân vào chỗ chết (tự tử).