Menu Đóng

Chương 18

0205. Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
0206Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.
0207. Xem thơ nức nở khen thầm:
0208. Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường.
0209. Ví đem vào tập đoạn trường,
0210. Thì treo giải nhất chi nhường cho ai.
0211. Thềm hoa khách đã trở hài,
0212. Nàng còn cầm lại một hai tự tình.
0213. Gió đâu sịch bức mành mành,
0214. Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.
0215. Trông theo nào thấy đâu nào,
0216Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây.

Chú giải

  • (0206) tay tiên: (1) chỉ người làm thơ có tài cao vượt bực, cũng như nói “tiên bút” ; (2) chỉ tay của người đẹp (như tiên).
  • (0206) vẫy: # chữ nôm khắc giống như: ⿰ (vĩ+thái); có thể đọc là “vẽ” hay “vẻ”. Tạm ghi theo bản Lâm Nọa Phu 1870 là: “vẫy” ⿰ (bộ Thủ+vĩ). § cả câu 0206: (lược ngữ) người đẹp tài hoa cầm bút vẫy một cái (ý nói “viết rất nhanh”) liền xong đủ mười bài thơ.
  • (0207) nức nở: chữ khắc trong bản nôm có thể đọc là “nức thỏm”. Tạm ghi âm đọc là “nức nở” theo nhiều bản nôm phổ biến khác. § Khảo dị: nức nỏm; thắc thỏm.
  • (0208) tú khẩu cẩm tâmBiền tứ lệ lục, cẩm tâm tú khẩu  (Liễu Tông Nguyên , Khất xảo văn ) Câu bốn chữ liền câu sáu chữ, (văn hay như) lòng gấm miệng thêu.
  • (0209) tập đoạn trường: tập thơ của Hội đoạn trường đã nói ở đoạn 0193-0204. Ngoài ra, cũng có quyển thơ Đoạn trường tập  của nữ sĩ Chu Thục Chân  người Tiền Đường (nay là Chiết Giang Hàng Châu).
  • (0211) trở hài: (Đạm Tiên) quay gót giày bước trở ra.
  • (0212) cầm lại: giữ lại. # chữ nôm khắc là “ở lại”, chữ nôm “ở” =  (ư). Tạm ghi theo bản Lâm Nọa Phu 1870 là “cầm lại”; chữ “cầm” khắc là: ⿰ (bộ Thủ+kim). § Đọc là “cầm lại” sát ý với nguyên truyện hơn: Ngôn tất trừu thân vãng ngoại tẩu, Thúy Kiều yếu cản khứ lưu tha, hốt bị phong xao thiết mã, tranh đích nhất thanh kinh tỉnh, khước thị nhất mộng  (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 2) Đạm Tiên nói xong xoay mình đi ra ngoài cửa, Thúy Kiều định theo giữ lại, bỗng một luồng gió làm lay động hàng chuông gió kêu leng keng, Kiều giật mình tỉnh giấc, mới biết là mình chiêm bao.
  • (0212) tự tình: biểu đạt tình tự, bày tỏ tình cảm. Xem chú giải (0142) tự tình. § câu 0212: (lược ngữ) Kiều muốn giữ Đạm Tiên lại để nói chuyện tâm tình thêm nữa.
  • (0213) sịch: cũng ghi là “xịch”; nghĩa là: lay động, lung lay, lúc lắc nhẹ… (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). § cả câu 0213: (lược ngữ) gió không biết từ đâu thổi lại, làm lay động bức mành. # chữ nôm khắc là  (trịnh). Bản Duy Minh Thị 1872 cũng khắc như vậy. Bản Lâm Nọa Phu 1870 viết là  (trịch).
  • (0214) chiêm bao: nằm mơ; ngó thấy sự gì trong khi ngủ (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
  • (0216) hương thừa: Điển cố: Lan xạ hương nhưng tại, bội hoàn thanh tiệm viễn  (Tây Sương Kí 西, Đệ nhất bổn) Mùi hương của hoa lan vẫn còn phảng phất, tiếng vòng ngọc đeo trên người xa dần. Nhượng Tống dịch: Hương lan còn thoảng, tiếng vàng đã xa.