Menu Đóng

Chương 41

0481. Trong như tiếng hạc bay qua,
0482. Đục như nước suối mới sa nửa vời.
0483. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
0484. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
0485. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
0486. Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
0487. Khi tựa gối khi cúi đầu,
0488Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
0489. Rằng: Hay thì thật là hay,
0490. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
0491. So chi những bậc tiêu tao,
0492Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người.

tranh lụa, Ngọc Mai (sinh năm 1951 tại Gia Định)
Trong như tiếng hạc bay qua

Chú giải

  • (0482) sa: rơi, rớt, rụng; té vào, té xuống, sụp, sập; hạ xuống nhanh, bất ngờ hạ thấp xuống (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (0484) sầm sập: # chữ nôm khắc ở đây có thể đọc là “phơi phới”. Tạm ghi âm là “sầm sập” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (0484) đổ mưa: 4 câu đầu phỏng dịch theo thơ Tôn Thị Sơ nghi táp táp lương phong động, Hựu tự tiêu tiêu mộ vũ linh. Cận bỉ lưu tuyền lai bích chướng, Viễn như huyền hạc hạ thanh minh  (Thính cầm ) Lúc đầu nghe như gió mát thổi xào xạc, Sau nghe như tiếng mưa chiều đổ sầm sập. Ở gần nghe tựa như tiếng suối chảy xuống vách núi, Ở xa nghe giống tiếng hạc đen bay xuống biển xanh. Ghi chú: Truyền rằng hạc vốn sắc trắng, sống nghìn năm thành sắc xanh, sống nghìn năm nữa ra sắc đen: Thôi Báo  (Cổ kim chú , Điểu thú ): Hạc thiên tuế tắc biến thương, hựu nhị thiên tuế biến hắc, sở vị huyền hạc dã .
  • (0486) ngơ ngẩn: ngơ = không biết gì, không rành, không có khả năng; ngẩn = ngơ ngác, kinh ngạc, ngạc nhiên (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). Cả câu 0486: (lược ngữ) Kim Trọng ngồi nghe tiếng đàn của Kiều, trong lòng cảm thấy buồn rầu, ngơ ngác không biết ra làm sao nữa.
  • (0488) : làm cho nhàu, nhăn rúm lại, xoa xát trong lòng bàn tay. Thí dụ: vò nát tờ giấy, vò tóc, xôi vò, rối như tơ vò (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (0488) chín khúc: ruột cuốn khúc chín lần mỗi ngày, ý nói rất đau lòng. Tư Mã Thiên Tràng nhất nhật nhi cửu hồi  (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ruột mỗi ngày cuốn khúc chín lần.
  • (0488) chau: nhăn lại, nhíu lại (vì đau đớn, không vừa ý, không vui, tức giận…).
  • (0491) tiêu tao buồn bã, thê lương. # chữ nôm khắc ở đây đọc là “thanh tao”. Tạm ghi âm là “tiêu tao” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (0492) thiệt lòng mình: tổn thương đến lòng mình. Nguyên truyện: Đoạn nhân tràng nhi thương kỉ tâm dã  (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 3) Đứt ruột người ta, mà cũng tổn thương đến lòng mình. Ghi chú: có bản quốc ngữ ghi là “thật lòng” hoặc “dột lòng”.
  • (0492) nao nao: xem chú giải (0055) nao. Ghi chú: “nao nao lòng người” nghĩa là “làm cho lòng người (nghe đàn) rúng động một chút”. Ghi thêm: Phân tích câu văn theo cú pháp như vậy cho dễ hiểu, nhưng trong văn mạch ở đây, cường độ xúc động lại rất cao, — (không những đã) làm tổn thương lòng mình (người gảy đàn) mà còn khiến cho người (nghe đàn) rúng động biết bao. Ghi chú về chữ nôm: chữ khắc ở đây có thể đọc là “háo hao”. Tạm ghi âm là “nao nao” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.