1585. Khen cho những miệng dông dài,
1586. Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.
1587. Thiếp dù vụng chẳng hay suy,
1588. Đã nhơ bụng nghĩ lại bia miệng cười.
1589. Thấy lời thủng thỉnh như chơi,
1590. Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn.
1591. Những là cười phấn cợt son,
1592. Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.
1593. Non quê thuần hức bén mùi,
1594. Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
1595. Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,
1596. Một niềm quan tái mấy mùa gió trăng.
1586. Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.
1587. Thiếp dù vụng chẳng hay suy,
1588. Đã nhơ bụng nghĩ lại bia miệng cười.
1589. Thấy lời thủng thỉnh như chơi,
1590. Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn.
1591. Những là cười phấn cợt son,
1592. Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.
1593. Non quê thuần hức bén mùi,
1594. Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.
1595. Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,
1596. Một niềm quan tái mấy mùa gió trăng.
Chú giải
- (1585) dông dài: lòng thòng, lắm chuyện dài dòng lôi thôi. # chữ nôm “dài” khắc sai. Chữ đúng: ⿰長曳 (trường+duệ).
- (1586) bướm ong: chỉ những người đưa tin đồn đãi hoặc đặt lời thị phi. Tục ngữ: Những người hay nói thị phi, người ta mắng rằng: khéo nói đặt những lời ong bướm (theo Bùi Khánh Diễn).
- (1586) những lời nọ kia: những lời đồn đãi khen chê. Xem chú giải (1016) thị phi. Ghi chú: cả câu Hoạn thư ý nói lấy làm lạ cho những kẻ bịa đặt lắm điều ong bướm này nọ dông dài.
- (1587) vụng: không rành, không khéo léo. Xem chú giải (1195) vụng. # chữ nôm khắc là “bụng”. Như vậy trùng với chữ “bụng” ở câu sau. Tạm ghi âm đọc là “vụng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1588) bụng nghĩ: lòng nghĩ ngợi.
- (1588) bia miệng: tục ngữ: “Trăm năm bia đá thì mòn, Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
- (1589) thủng thỉnh: đủng đỉnh, không có gì vội vàng nóng nảy.
- (1590) nói xuôi: nói theo chiều cho qua chuyện.
- (1590) đỡ đòn: đỡ khỏi miếng đòn có thể phải chịu.
- (1591) cười phấn cợt son: cười đùa bỡn cợt với nhau lúc tô điểm phấn son, cảnh vợ chồng yêu đương vui vẻ. # chữ nôm “phấn” khắc nhầm thành 紛 (phân). Chữ đúng: 粉 (phấn).
- (1593) thuần hức: 蓴馘 “thuần” là rau nhút, “hức” là cá lư. Điển cố: Trương Hàn 張翰, người đời Tấn, đang làm quan ở Lạc Dương, một hôm nhân thấy gió thu bắt đầu thổi, chạnh nhớ tới những món ăn ở quê nhà: rau cô, canh thuần, gỏi cá lư (cá vược), v.v. Lòng bồi hồi cảm xúc, bèn từ quan trở về làng cũ. Sau “tư lư” 思鱸 dùng để nói ví không ham quan chức, nhớ cố hương muốn về ở ẩn. Cũng nói là “tư thuần” 思蓴. Xem thơ Nguyễn Du 阮攸: Cố hương thuần lão thượng kham canh 故鄕蓴老尙堪羹 (Tống nhân 送人) Rau nhút già nơi quê cũ vẫn còn nấu canh được. § Khảo dị: có bản quốc ngữ ghi là “thuần vược”.
- (1594) giếng vàng đã rụng một vài lá ngô: cảnh mùa thu. Lý Bạch 李白: Ngô đồng lạc kim tỉnh, Nhất diệp phi ngân sàng 梧桐落金井, 一葉飛銀床 (Tặng biệt xá nhân đệ đài khanh chi giang nam 贈別舍人弟臺卿之江南). Tạm dịch: Cây ngô đồng rụng xuống giếng vàng, Một lá bay trên sàn giếng bạc (sàng 床: theo nghĩa cái sàn bắc trên giếng để đỡ con quay kéo nước). # chữ nôm “rụng” khắc giống như là ⿰扌困 (bộ Thủ+khốn). Tạm ghi âm đọc là “rụng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác. § Khảo dị: bản Duy Minh Thị 1872 chép là “giếng vàng đã nảy một vài lá ngô”.
- (1595) giang hồ: 江湖 sông nước hồ biển, phong cảnh thiên nhiên; phiếm chỉ bốn phương, khắp nơi. Ghi chú: cảnh giang hồ trong câu này không phải là cảnh ở những đâu đâu, mà chính là nơi đất khách ở Lâm Tri. Ở đó, đúng một năm trước, cũng vào mùa thu, Thúy Kiều đưa tiễn Thúc sinh về quê, và đã hẹn rằng: Chén mừng xin đợi ngày này năm sau (câu 1518). Bây giờ, Thúc sinh đang chạnh nhớ da diết Thúy Kiều ở Lâm Tri (theo Văn Hòe).
- (1596) quan tái: 關塞 cửa ải, đất hiểm yếu hoặc chỗ biên thùy xa xôi.
- (1596) gió trăng: do chữ “phong nguyệt” 風月. Ở chỉ đây chỉ gió mát trăng sáng; phiếm chỉ cảnh đẹp. Xem thêm chú giải (0396) phong nguyệt.