Menu Đóng

Chương 163

1945Đã cam chịu bạc với tình,
1946Chúa xuân để tội một mình cho hoa.
1947Thấp cơ thua trí đàn bà,
1948. Trông vào đau ruột nói ra ngại lời.
1949. Vì ta cho lụy đến người,
1950Cát lầm ngọc trắng thiệt đời xuân xanh.
1951Quản chi lên thác xuống ghềnh,
1952. Cũng toan sống thác với tình cho xong.
1953Tông đường chút chửa cam lòng,
1954. Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai.
1955. Thẹn mình đá nát vàng phai,
1956Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?

Chú giải

  • (1945) đã cam: đành lòng, cam chịu. Xem chú giải (1866) cam tâm.
  • (1945) chịu bạc với tình: bạc bẽo, không hậu. Xem chú giải (1159) bạc tình.
  • (1946) chúa xuân: chủ vườn xuân, chủ các hoa; ở đây chỉ Thúc sinh. Cf. Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): Muôn hồng nghìn tía đua tươi, Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần (Cung oán ngâm khúc).
  • (1946) tội: chỉ điều khổ sở, phiền não (do hành vi tội ác dẫn đến). Xem chú giải (1013) tội.
  • (1946) hoa: mượn chỉ người đẹp, ở đây tức là nàng Kiều. § 2 câu 1945-1946: (lược ngữ) Thúc sinh thầm nghĩ: ta đây là chủ vườn hoa (có 2 vợ), không những cam lòng bạc tình với riêng nàng (chỉ Kiều), mà lại còn để nàng một mình chuốc lấy mọi điều quả báo khổ đau.
  • (1947) thấp cơ: mưu cơ thấp kém.
  • (1950) cát lầm ngọc trắng: cát lẫn lộn với ngọc trắng. Xem chú giải (1429) lầm.
  • (1950) xuân xanh: chỉ tuổi trẻ. Xem chú giải (0036) xuân xanh.
  • (1951) quản chi: (hư vấn) không ngại chi, không kể gì. Xem chú giải (0661) bao quản.
  • (1951) lên thác xuống ghềnh: tình cảnh nguy hiểm như đi thuyền lên thác hay xuống ghềnh (theo Đào Duy Anh). # chữ nôm khắc là “lên gác xuống duềnh”. Tạm ghi âm đọc là “lên thác xuống ghềnh” như nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1953) tông đường nhà thờ tổ tiên, nghĩa bóng: mượn chỉ dòng dõi.
  • (1953) cam lòng: đành lòng, cam chịu. Xem chú giải (1866) cam tâm. Ghi chú: theo nguyên truyện, Thúc sinh chưa có con trai nối dõi nên không đành lòng liều mình sống chết với nàng Kiều.
  • (1954) răng: # chữ nôm khắc sai. Chữ đúng là: ⿰ (bộ Xỉ+lăng) hoặc ⿰ (bộ Nha+lăng).
  • (1954) chữ đồng: bởi chữ đồng tâm kết . Ngày xưa dùng dải lụa thắt lại biểu thị tình cảm hai bên gắn bó. Xem chú giải (0452) chữ đồng.
  • (1955) đá nát vàng phai: bền chặt như vàng như ngọc mà cũng vỡ nát hoặc phai màu; ý nói không giữ được lời thề vàng đá. Xem chú giải (0352) đá vàng.
  • (1956) trăm thân dễ chuộc: Điển cố: Tần Mục công  chết, ba người con họ Tử Xa  bị chôn sống theo; người nước Tần thương tiếc những bậc hiền tài bị thí mạng như vậy, mới làm bài thơ như sau, Cf. Thi kinh Như khả thục hề, Nhân bách kì thân  (Tần phong , Hoàng điểu ) Nếu có thể chuộc được, Mỗi người đem một trăm thân mình (mà chuộc lấy những bậc hiền tài). § 2 câu 1955-1956: (lược ngữ) Thúc sinh lấy làm thẹn vì không giữ vững lời thề vàng đá và không biết cách nào bù đắp cho lỗi lầm này.