Menu Đóng

Chương 238

2845. Khi ăn ở lúc ra vào,
2846Càng âu duyên mới càng dào tình xưa.
2847. Nỗi nàng nhớ đến bao giờ,
2848Tuôn châu đòi trận   trăm vòng.
2849. Có khi vắng vẻ thư phòng,
2850. Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa.
2851Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ,
2852Trầm bay lạt khói gió đưa lay rèm.
2853. Dường như bên chái trước thềm,
2854Tiếng kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng.
2855. Bởi lòng tạc đá ghi vàng,
2856Tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây.

tranh Tôn Thất Đào (1910-1979)
Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ, Trầm bay lạt khói gió đưa lay rèm

Chú giải

  • (2846) càng âu duyên mới càng dào tình xưa: “âu” = âu yếm, yêu. § cả câu 2846: (lược ngữ) Kim Trọng càng yêu Thúy Vân lại càng thấy dạt dào tình cảm đối với Thúy Kiều.
  • (2848) tuôn châu: chảy nước mắt. Xem chú giải (0082) châu sa.
  • (2848) đòi trận: nhiều cơn, nhiều đợt. Xem chú giải (0222) đòi cơn.
  • (2848) : làm cho nhàu, nhăn rúm lại, xoa xát trong lòng bàn tay. Xem chú giải (0488) vò.
  • (2848) : (nghĩa đen) tơ con tằm; (nghĩa bóng) ruột gan, lòng dạ. § “vò tơ trăm vòng” ý nghĩa tương tự như “vò chín khúc” (trong câu 0488). Xem lại: Khi tựa gối khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày (câu 0487-0488).
  • (2849) thư phòng: phòng học, phòng đọc sách. Xem chú giải (0362) thư viện.
  • (2850) lò hương: lò đốt hương (để trần thiết, cúng bái thần phật, v.v.). Xem chú giải (0742) lò hương.
  • (2850) phím đồng: phím đàn (làm bằng gỗ cây ngô đồng). Xem lại: Mai sau dù có bao giờ. Đốt lò hương ấy so tơ phím này (câu 0741-0742).
  • (2851) bẻ bai: (1) réo rắt; thí dụ: tiếng cầm tiếng sắt bẻ bai (Việt Nam Tự Điển). (2) bay, múa. § Tham khảo: Đặng Trần Côn  (1710-1745): Non đông thấy lá hầu chất đống, Trĩ xập xòe mai cũng bẻ bai. Khói mù nghi ngút ngàn khơi, Con chim bạt gió lạc loài kêu thương (Chinh phụ ngâm khúc , Phan Huy Ích (1751-1822) dịch, câu 281-284). Câu “trĩ xập xòe mai cũng bẻ bai” dịch từ nguyên văn chữ Hán: tự phi thanh dã trĩ, tự vũ cách giang mai  nghĩa là: chim trĩ bay trên nội cỏ, cành mơ múa bên kia sông. Do đó, “bẻ bai” = bay, múa; câu “mai cũng bẻ bai” có thể hiểu (theo Đào Duy Anh) là “hoa mơ múa nhịp nhàng”. (3) bẻ bai = chê bai, nhiều tiếng nói (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
  • (2851) rủ rỉ: (tiếng Thái: giủ gi = rầu rĩ, buồn; rỉ = tiếng Mon: k-rỉ = rên rỉ) “rủ rỉ” = (1) rên rất nhỏ tiếng; (2) buồn rầu, sầu muộn (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (2851) tiếng tơ: tiếng đàn. Xem chú giải (1778) trúc tơ. Cả câu 2851: (đảo ngữ) tiếng đàn réo rắt buồn bã.
  • (2852) trầm bay: hương khói gỗ trầm hương khi đốt cháy bay lên cao. Xem chú giải (0300) hương trầm.
  • (2852) lạt: # chữ nôm khắc sai nét. Chữ đúng:  (lạt).
  • (2853) bên chái: # chữ nôm thứ 2 khắc là:  (ốc). Tạm ghi theo bản Duy Minh Thị 1872 là: “chái” ⿸ (bộ Hán+chí). § Khảo dị: có bản chép là “bên nóc”.
  • (2853) trước thềm: # chữ nôm thứ nhất khắc là “bên”. Tạm ghi theo bản Duy Minh Thị 1872 là: “trước” ⿰ (cư+lược).
  • (2854) tiếng kiều: do 4 chữ “kiều thanh tế ngữ”  tiếng đàn bà con gái nhỏ nhẹ, êm ái. § Ghi chú: chữ “kiều” ở đây không viết hoa. Khác với những trường hợp trong đó “Kiều” là tên gọi trong gia đình. Xem lại: Giọng Kiều rền rĩ trướng loan, Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì (câu 0223-0224); Kiều nhi phận mỏng như tờ (câu 2777); Phận sao bạc mấy Kiều nhi (câu 2791).
  • (2854) đồng vọng: tiếng nghe văng vẳng; vẳng từ xa lại. Xem chú giải (1074) đồng vọng.
  • (2854) bóng xiêm: bóng xiêm áo. § 2 câu 2853-2854: (lược ngữ) Kim Trọng mơ màng, dường như nghe thấy từ bên gian nhà, từ ngoài thềm văng vẳng tiếng con gái nhỏ nhẹ êm ái, chàng cũng thấy xiêm áo phảng phất đâu đây.
  • (2855) tạc đá ghi vàng: bền vững như chạm vào đá ghi vào vàng. Xem chú giải (0422) vàng đá.
  • (2856) tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây: (lược ngữ) Kim Trọng nhớ tới Kiều nên tưởng thấy Kiều trở về. Xem lại lời Kiều căn dặn Thúy Vân khi trước: Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về (câu 0743-0744).