Menu Đóng

Chương 208

2485. Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,
2486E dè sóng gió hãi hùng cỏ hoa.
2487. Nhân khi bàn bạc gần xa,
2488Thừa cơ nàng mới bàn ra nói vào.
2489. Rằng: Ơn Thánh đế dồi dào,
2490. Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu.
2491Bình thành công đức bấy lâu,
2492. Ai ai cũng đội trên đầu biết bao.
2493. Ngẫm từ dấy việc binh đao,
2494. Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.
2495. Làm chi để tiếng về sau,
2496. Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào.

Chú giải

  • (2485) chiếc bách: cái thuyền làm bằng gỗ bách; nghĩa rộng là chiếc thuyền. Xem chú giải (1957) chiếc bách.
  • (2485) giữa: # chữ nôm khắc không rõ nét. Chữ đúng: ⿰ (trữ+trung).
  • (2486) e dè: e sợ.
  • (2486) hãi hùng: sợ hãi, rùng rợn, khủng khiếp (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (2487) bàn bạc: bàn luận, bàn tính, bàn cách, bàn về, bàn việc (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt).
  • (2488) thừa cơ: lợi dụng cơ hội, nhân dịp. Xem chú giải (1941) thừa cơ.
  • (2489) ơn: # chữ nôm khắc  (xung), có thể đọc là “trong”. Tạm ghi âm đọc là “ơn” (thánh đế) theo Nguyễn Tài Cẩn phục nguyên từ bản Duy Minh Thị 1872 (Cf. Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu Truyện Kiều, từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, trang 593).
  • (2489) Thánh đế: tiếng tôn xưng ông vua. Tương tự: thánh chủ , thánh quân .
  • (2491) bình thành: địa bình thiên thành  trên dưới tương xứng, mọi sự thỏa thiếp.
  • (2491) công đức (1) công nghiệp và đức hạnh; (2) Thuật ngữ Phật giáo: Công đức, công có nghĩa là công năng, có cái công giúp cho điều phúc lợi, cho nên gọi là công; công ấy khiến làm được những việc tốt lành có đức, gọi là công đức (Phật Quang Đại Từ Điển ).
  • (2493) binh đao: đao binh  binh khí, gươm đao; chỉ chiến tranh.
  • (2494) Vô Định: chỉ con sông Vô Định. Do 2 câu thơ của Trần Đào Khả liên Vô Định hà biên cốt, Do thị xuân khuê mộng lí nhân  (Lũng tây hành 西) Đáng thương cho những bộ xương ở bên con sông Vô Định, Mà vẫn còn là người trong giấc mộng kẻ phòng the.
  • (2496) Hoàng Sào (?-884). Người đời Đường, ở Tào Châu , làm nghề buôn bán muối, gom tiền tụ tập nhiều người, biết thu nạp những kẻ lưu vong. Thời Hi Tông  cầm quân đánh phá Hà Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Chiết Đông…, vây hãm Trường An, tự xưng là Tề Đế . Sau bị Lí Khắc Dụng  dẹp yên; Hoàng Sào phải tự vẫn. Trong tập thơ chữ Hán, “Bắc Hành Tạp Lục” , Nguyễn Du có một bài về ông tướng này: Hoàng Sào binh mã .