Menu Đóng

Chương 110

1309Buồng the phải buổi thong dong,
1310Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.
1311. Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
1312. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
1313Sinh càng tỏ nét càng khen,
1314Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường.
1315Nàng rằng: Vâng biết lòng chàng.
1316. Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu.
1317. Hay hèn lẽ cũng nối điêu,
1318Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang.
1319. Lòng còn gửi áng mây vàng,
1320. Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay.

tranh Lê Văn Đệ (1906-1966)
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên

Chú giải

  • (1309) buồng the: buồng treo màn the. Chỉ buồng đàn bà con gái ở.
  • (1309) thong dong: thong thả, thư thái, không vội vàng. Xem chú giải (0693) thong dong.
  • (1310) thang lan: Sở từ Dục lan thang hề mộc phương  (Cửu ca , Vân trung quân ) Tắm bằng nước nóng nấu hoa lan và gội bằng hoa thơm.
  • (1310) tắm hoa: § Khảo dị: có bản ghi là “tẩm hoa”. 2 câu 1309-1310: (lược ngữ) một hôm vào lúc thong thả Kiều vào buồng the tắm nước nóng nấu với hoa lan thơm
  • (1312) một tòa thiên nhiên: 2 câu 1311-1312: (lược ngữ) Kiều tắm bày ra lồ lộ một thân hình trắng nuốt ngọc ngà rất đẹp một cách tự nhiên.
  • (1313) sinh càng tỏ nét càng khen: (lược ngữ) Thúc sinh càng được ngắm nhìn từng đường nét thân thể nàng Kiều càng phải thốt lời khen đẹp.
  • (1314) ngụ tình: # chữ nôm khắc là “tả tình”. Tạm ghi âm đọc là “ngụ tình” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1314) một thiên: một bài (thơ, văn, nhạc…). Xem chú giải (0034) một thiên.
  • (1314) luật Đường: theo luật thơ đời nhà Đường.
  • (1315) nàng rằng: # chữ nôm khắc là “nàng càng”. Tạm ghi âm đọc là “nàng rằng” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1316) châu ngọc: # chữ nôm khắc là “châu nguyệt”. Tạm ghi âm đọc là “châu ngọc” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1317) nối điêu: bởi chữ tục điêu . Có nhiều nghĩa: (1) ngày xưa các quan hầu cận vua lấy đuôi con điêu để trang sức trên mũ; (2) nhậm dụng chức quan quá lạm, đuôi điêu không đủ, lấy đuôi chó thay vào; (3) sau dùng “cẩu vĩ tục điêu”  để chế giễu việc phong tước quá lạm; (4) tỉ dụ lấy cái kém nối theo cái tốt, trước sau không tương xứng. Thường dùng làm lời tự khiêm. § Trong câu 1317, “nối điêu” là lời Kiều nhún mình không sẵn sàng họa lại thơ của Thúc sinh.
  • (1318) nỗi quê: có thể hiểu là lòng nghĩ riêng của Kiều (về một hai điều: lòng nhớ quê hương cha mẹ và những gì khác nữa khó diễn tả — mà Kiều sẽ nói thêm ở những đoạn sau (1319-1320, 1325-1328, 1333-1360): “ngang trái”, “chán chường”, “chương chướng”, “ngờ vực tình yêu chân thật của Thúc sinh”, “lo ngại về thân phận làm vợ lẽ”, v.v.)
  • (1318) ngang ngang: ngang = không thẳng, không thuận, không hợp với, trái, nghịch, ngược (Từ điển nguồn gốc tiếng Việt). “Một hai điều ngang ngang” = vài điều trong lòng Kiều đang làm nàng băn khoăn trăn trở không yên. 2 câu 1317-1318: (lược ngữ) Kiều nói với Thúc sinh rằng, dù hay hay dở, đáng lẽ phải họa lại bài thơ của Thúc sinh, nhưng nàng đang vì nhiều nỗi niềm riêng dằn vặt, nên không còn lòng nào mà làm thơ họa với Thúc sinh được. § Xem nguyên truyện: Thúy Kiều đạo: … Thừa quân quá ái, cấp dục nhất họa. Ngẫu hốt động trần ngoại chi tưởng, bút vi hương tư sở các, cô sĩ tha nhật : …  (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Hồi 11) Thúy Kiều nói: … Đội ơn chàng quá yêu, thiếp cũng muốn họa thơ chàng ngay. Song lòng chợt đương băng hăng chuyện nhớ nhà và những chuyện khác nữa, xin chàng đợi một ngày khác.
  • (1319) áng mây vàng: Cổ thi: Thiên thượng hoàng vân ảnh, Du tử hà thì quy  Trên trời có bóng mây vàng, Con đi bao giờ về. Ghi chú: cả câu ý nói Kiều nhớ cha mẹ. § Khảo dị: có bản chép là “mây Hàng” theo nghĩa trong điển tích sau đây: Địch Nhân Kiệt  đi làm quan xa, một hôm lên núi Thái Hàng vọng về cố hương, thấy mây trắng bay, nhớ tới cha mẹ, bảo với người chung quanh rằng: Ngô thân xá kì hạ  Nhà cha mẹ ta ở dưới kia kìa (Tân Đường thư , Địch Nhân Kiệt truyện). Tuy nhiên, trong tích Địch Nhân Kiệt nói đến “mây trắng” chứ không phải “mây vàng”.