Menu Đóng

Chương 90

1069Nổi cơn riêng giận trời già,
1070. Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng?
1071Thuyền quyên ví biết anh hùng,
1072Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi.
1073Song thu đã khép cánh ngoài,
1074. Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.
1075. Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,
1076Cám lòng chua xót lạt tình bơ vơ.
1077. Những là lần lữa nắng mưa,
1078. Kiếp phong trần biết bao giờ là thôi?
1079Đành liều nhắn một hai lời,
1080. Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.

Chú giải

  • (1069) nổi: nổi lên, bùng dậy. # chữ nôm khắc là  (nhữ). Tạm ghi âm là “nổi” ⿰ (bộ Thủy+(1/2 bên phải) nỗi) theo bản Lâm Nọa Phu 1870.
  • (1069) cơn: chữ khắc  có thể đọc là: “gan”, “cơn”. § Khảo dị: có bản ghi là “nổi gan” (Nguyễn Quảng Tuân, Bản Lâm Nọa Phu 1870, trang 202).
  • (1069) trời già: lão thiên  tiếng gọi ông trời.
  • (1070) cho ta: # chữ nôm khắc là “cho ai”. Như vậy không hợp vần với câu 6 chữ ở trên.
  • (1071) thuyền quyên: xem chú giải (0819) thuyền quyên.
  • (1071) anh hùng người tài giỏi xuất chúng. Tương tự: hào kiệt , hảo hán , anh hào .
  • (1072) ra tay: 4 câu 1069-1072 là lời của Sở khanh: trước là tỏ vẻ giận dữ trước tình cảnh bất công của Kiều, sau là huênh hoang tự nhận là một bậc anh hùng sẵn sàng ra tay cứu Kiều thoát khỏi nơi nàng đang bị giam lỏng.
  • (1073) song thu: cửa sổ mùa thu.
  • (1074) đồng vọng: tiếng nghe văng vẳng, tiếng từ xa vẳng lại.
  • (1076) cám lòng chua xót: (Kiều) cảm lòng Sở khanh thương xót đến mình.
  • (1076) bơ vơ: xem chú giải (1041) bơ vơ. # chữ nôm khắc có thể đọc là “như vơ”. Tạm ghi âm là “bơ vơ” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
  • (1078) phong trần: xem chú giải (0986) phong trần.
  • (1079) đành: chữ khắc ở đây là  (đình). § Khảo dị: có bản ghi là “đánh”  (đả).
  • (1079) liều: không sợ thiệt hại hay nguy hiểm, tỏ ra táo bạo, bạt mạng, bất kể, bất chấp hiểm nguy. Xem chú giải (0328) liều.
  • (1080) tế độ cứu giúp, cứu vớt.
  • (1080) trầm luân chìm đắm.