1861. Sao chăng biết ý tứ gì?
1862. Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi.
1863. Sinh càng thảm thiết bồi hồi,
1864. Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.
1865. Giọt rồng canh đã điểm ba,
1866. Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.
1867. Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
1868. Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay.
1869. Sinh thì gan héo ruột đầy,
1870. Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
1871. Người vào chung gối loan phòng,
1872. Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
1862. Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi.
1863. Sinh càng thảm thiết bồi hồi,
1864. Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.
1865. Giọt rồng canh đã điểm ba,
1866. Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.
1867. Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
1868. Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay.
1869. Sinh thì gan héo ruột đầy,
1870. Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
1871. Người vào chung gối loan phòng,
1872. Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
Chú giải
- (1861) sao chăng: sao không, sao chẳng.
- (1861) biết ý tứ gì: cả câu 1861: (lược ngữ) Hoạn thư trách Kiều sao chẳng biết để ý giữ gìn gì cả, đang tiệc vui mà lại gảy khúc đàn làm người nghe buồn đứt cả ruột.
- (1862) tội: lầm lỗi, điều làm sai trái. Xem chú giải (1395) tội.
- (1863) thảm thiết: 慘切 đau thương như bị cắt xé.
- (1863) bồi hồi: tan tác, rụng rời, ngẩn ngơ buồn bã. Xem chú giải (0131) bồi hồi.
- (1865) giọt rồng: đồng hồ 銅壺 ngày xưa có loại có đầu hình rồng nhỏ nước vào hồ, có mũi tên khắc dấu, cho biết thời giờ, nên gọi là “giọt rồng”.
- (1865) canh đã điểm ba: (đảo ngữ) đồng hồ đã điểm canh ba (thời gian kể từ 3 giờ tới 5 giờ sáng), tức là đã rất khuya. Xem chú giải (0217) canh.
- (1866) tiểu thư: chỉ Hoạn thư. Xem chú giải (1557) tiểu thư.
- (1866) cam tâm: 甘心 có nhiều nghĩa: (1) tự nguyện; (2) thỏa lòng, thích ý; (3) làm cho vui lòng; (4) đành lòng, cam chịu. § câu này ý nói Hoạn thư tỏ ra rất thỏa mãn hả dạ vì đã trả thù hành hạ Kiều, cũng như Thúc sinh, đúng như mưu chước đã định.
- (1867) khấp khởi: vui mừng, thích thú về một cái gì sắp xảy ra (Từ điển Nguồn gốc tiếng Việt).
- (1868) vui này: # chữ nôm khắc là “buồn này”, ý nghĩa có phần trái ngược với tâm trạng Hoạn thư hả lòng hả dạ đã trả thù Thúc sinh và Thúy Kiều. Tạm ghi âm đọc là “vui này” theo nhiều bản nôm phổ biến khác.
- (1871) loan phòng: 鸞房 phòng của vợ chồng. Vì “loan phụng” 鸞鳳 là chim loan và chim phượng, thường dùng để tỉ dụ vợ chồng. Ghi chú: trong câu này, “người” chỉ Hoạn thư, đi vào phòng ngủ với chồng mình là Thúc sinh.
- (1872) đèn chong: (đảo ngữ) chong đèn; chong = giữ cho cháy sáng một thời gian lâu (Từ điển Nguồn gốc tiếng Việt).
- (1872) canh dài: suốt đêm dài. Xem chú giải (0217) canh.